Ở nơi chất chứa nỗi đau của những đứa trẻ nhiễm “H”

H.Sơn |

(Soha.vn) - “Ngôi nhà chung” này chí ít sẽ là nhà ga, là địa điểm trung chuyển hạnh phúc của các em nhỏ trước khi bước sang cõi vĩnh hằng...!

Cuộc đời của những đứa trẻ nhiễm HIV hiện đang sinh sống và học tập ở Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội có thể cũng chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi, hay một con gió thoảng qua rồi vụt tắt. 

Bởi, rất nhiều cháu bé phải trải qua biết bao nhiêu sóng gió mới may mắn được cứu sống trong gang tấc để tồn tại trên cõi đời này. Và rất có thể, đây cũng sẽ là điểm dừng chân cuối cùng ẩn chứa nỗi khổ đau của sự sống.

Dẫu biết rằng, cái quy luật luân hồi của mỗi một sinh mạng người là sinh ra, lớn lên và tất lẽ sẽ trở về với cát bụi. Nhưng chí ít, “ngôi nhà chung” này sẽ là nhà ga, là địa điểm trung chuyển hạnh phúc của các em nhỏ trước khi bước sang cõi vĩnh hằng. 

Bởi khi ấy, các em không phải sống chung với những bộn bề lo toan của cuộc sống bên ngoài mà luôn hiện trong ánh mắt mình vẻ hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ đầy mặc cảm.

Hiện trong Khu chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có gần 80 cháu.
Hiện trong Khu chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có gần 80 cháu.

Khu chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (thuộc Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội ở xã Yên Bài - Ba Vì - Hà Nội) hiện đang nuôi dưỡng, chăm sóc cho gần 80 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhiễm HIV, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa.

Khuôn viên của trung tâm trông khá khang trang, bắt mắt, với những khu nhà được sắp xếp gọn gàng, phù hợp với đầy đủ nhà dành cho sinh hoạt văn hóa, nhà dành cho việc học tập của các em trong trung tâm, phòng ngủ theo từng lứa tuổi, giới tính.

Khu nhà ăn, ngủ và học tập.
Khu nhà ăn, ngủ và học tập.

Đến đây chúng tôi được nghe rất nhiều câu chuyện thương cảm về hoàn cảnh của các em nhỏ mang trong mình vi rút HIV. Trong đó, có câu chuyện của Nguyễn Thị Thu Th (SN 1996, quê ở Gia Lộc - Hải Dương) đã gần chục năm sinh sống ở đây.

Lên 8 tuổi cô gái Nguyễn Thị Thu Th chào đời mà không được biết mặt cha. Nhưng cũng chừng ấy năm, Th đã phải chăm sóc người mẹ bước vào giai đoạn cuối của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. 

Oái oăm thay, Th sinh ra hoàn toàn bình thường, nhưng thời gian mẹ em lên Hà Nội làm ăn đã sống “chung đụng” với một người đàn ông có HIV trong cơ thể. Và hàng ngày ăn ngủ cùng mẹ, Th đã bị lây chéo căn bệnh quái ác này từ lúc nào không hay.

Sau khi mẹ mất, Th được người bác họ đưa vào mái nhà dành riêng cho trẻ nhiễm HIV. 

“Lần đầu đến đây con thấy rất sợ, không muốn ở vì chẳng quen biết ai cả. Nhưng dần dần cũng thấy quen, giờ con rất yêu quý nơi này. Thi thoảng bác lên thăm, vừa rồi bác có đón về ăn Tết ạ” - Th tâm sự.

Nói về ước mơ sau này, Th cho biết: “Mai này con muốn được là bác sĩ để chữa bệnh cho nhiều em bé. Đấy là ước mơ hồi bé của con ạ”.

Em

Em Nguyễn Thị Thu Th là người có thời gian sống ở trung tâm nhiều nhất, 9 năm.

Lê Thị H (SN 1994, quê ở Uông Bí - Quảng Ninh) là đứa trẻ lớn thứ hai trong gần 80 cháu nhỏ nhiễm HIV bị gia đình bỏ rơi và được nuôi dưỡng tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội. Bố em mất từ năm 2005 cũng vì căn bệnh HIV/AIDS, mẹ làm nghề phổ thông không có khả năng chăm sóc nên em được gửi lên đây hơn 5 năm.

Nói về ước mơ của mình, H tâm sự: “Sau này con muốn làm phiên dịch viên chú ạ, vì vài lần trước có các cô nước ngoài đến thăm nói chuyện mà mình hiểu được họ nói gì rất vui chứ ạ”.

Tình bạn.
Tình bạn.

Ở khu nuôi dưỡng trẻ sơ sinh có gần chục cháu, nhỏ tuổi nhất là cháu Nguyễn Thị Thanh, mới hơn 5 tháng tuổi. Bé bị bỏ tại Bệnh viện Nhi Thuỵ Điển chỉ sau vài ngày chào đời và được đưa vào trung tâm. Gương mặt bé xinh xắn, đôi mắt to tròn thơ ngây như bất cứ đứa trẻ nào khác. Thanh là tên bé được các mẹ đặt.

Những đứa trẻ này không chỉ cần sự hỗ trợ về vật chất mà còn rất cần những tình cảm sẻ chia của cộng đồng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại