Luật sư đề nghị không buộc Huyền Như trả hơn 3.900 tỷ đồng

Lâm Phương |

(Soha.vn) - Trong phần tranh luận giữa luật sư bào chữa cho các bị cáo với đại diện VKSND luật sư bào chữa cho bị cáo Huyền Như đề nghị không buộc siêu lừa trả hơn 3900 tỷ.

Chiều 13/1, phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng do Huyền Như chủ mưu tiếp tục phần tranh luận giữa luật sư bào chữa cho các bị cáo với đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa.

Luật sư Nguyễn Văn Ngoan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đã thay mặt bị cáo gửi lời xin lỗi của thân chủ đến các nạn nhân và các cộng sự, đồng nghiệp.

Luật sư đề nghị không buộc Huyền Như trả hơn 3.900 tỷ đồng
Luật sư đề nghị không buộc Huyền Như trả hơn 3.900 tỷ đồng

Trong phần bào chữa, luật sư Ngoan đồng ý với cáo trạng truy tố Huyền Như của VKS. Tuy nhiên, luật sư đề nghị HĐXX xem xét một số tình tiết như: Khi rời ghế nhà trường, Huyền Như bước chân vào lĩnh vực tài chính, chứng khoán và đã tạo được khối tài sản 50 tỷ đồng. Trong quá trình đầu tư, Như vay 200 tỷ đồng của nhiều tổ chức, ngân hàng để đầu tư vào bất động sản. Năm 2010 thị trường bất động sản đóng băng, Như mất khả năng thanh toán.

Không thể cứu vãn được tình thế, dưới áp lực của tín dụng đen, Như lao vào con đường lừa đảo bằng thủ đoạn dùng chứ ký, con dấu, hồ sơ giả. Luật sư Ngoan cho rằng Huyền Như cũng là nạn nhân của bất động sản, tín dụng đen.

Sau đó, “thừa thắng xông lên”, Như vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức để đầu tư chứng khoán, bất động sản. Thế nhưng, năm 2010, bất động sản đóng băng, Như mất khả năng thanh toán. Dưới áp lực của tín dụng đen, Như vay nặng lãi. Niềm an ủi, hy vọng lớn nhất của Như là bất động sản khởi sắc trở lại để trả nợ. Thế nhưng, không thể cứu vãn được tình hình nên Huyền Như mới lao vào con đường lừa đảo bằng thủ đoạn dùng con dấu, chữ ký, hồ sơ giả… “Chung quy lại, Huyền Như cũng là nạn nhân của tín dụng đen, bất động sản”, luật sư Ngoan nói.

Còn luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi cũng bào chữa cho bị cáo Huyền Như thì cho rằng Huyền Như không hề sử dụng thủ đoạn nào tinh vi trong vụ án này. Chỉ bằng cách giả chữ ký, giả hồ sơ vay tiền tại chính ngân hàng Vietinbank. Vụ án xác định Như có đồng phạm nhưng không có sự phân công chặt chẽ. Theo đó luật sư Thi không thể gọi “hành vi lừa đảo tinh vi để chiếm đoạt với số tiền lớn”.

Trong phần bào chữa của mình nữ luật sư này cho rằng sai phạm của Huyền Như có liên quan đến trách nhiệm của Vietinbank. Cụ thể luật sư Thi chỉ ra cách giám sát, kiểm soát nội bộ của Vietinbank lỏng lẻo tạo điều kiện cho Huyền Như phạm tội. Trong quá trình phạm tội của mình Huyền Như không hề gặp bất cứ trở ngại nào.

Trong phiên tranh luận giữa luật sư với đại diện VKSND các luật sư đưa ra nhiều tình tiết xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Trong phiên tranh luận giữa luật sư với đại diện VKSND các luật sư đưa ra nhiều tình tiết xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Bên cạnh đó những tổ chức, cá nhân bị Huyền Như lừa đảo đều ham lãi suất cao mà bỏ qua những quy trình bắt buộc được quy định trong luật tổ chức tín dụng. Như Ngân hàng ACB biết Huyền Như dùng tiền ủy thác, gửi vào Vietinbank là trái luật nhưng vì lãi suất cao nên tạo điều kiện Như chiếm đoạt. Còn công ty Thái Bình Dương không có chức năng ủy thác đầu tư nhưng đại diện công ty này ký với Vietinbank hơn chục hợp đồng để hưởng lãi suất chênh lệch cao.

Với những tình tiết đó luật sư Thi xin HĐXX đánh giá ý thức chủ quan của các pháp nhân giúp Như chiếm đoạt số tiền. Luật sư Thi cũng cho rằng, trong quá trình diễn ra phiên tòa, 3 ngân hàng, 9 công ty, 3 cá nhân không yêu cầu Huyền Như bồi thường mà chỉ yêu cầu Vietinbank. Do đó, luật sư đề nghị HĐXX không buộc trách nhiệm đối với Huyền Như.

Luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả 2 bị cáo là Võ Anh Tuấn và bị cáo Phạm Thị Tuyết Anh đặt câu hỏi “Nếu ngân hàng Vietinbank không thiệt hại vậy tại sao nhân viên của ngân hàng này bị xử lý?”

Luật sư Trương Thị Hòa bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh cho biết bà cảm thấy bất ngờ khi thân chủ bị đề nghị mức án 18 – 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Luật sư Hòa cho rằng Hạnh là chị em ruột của Huyền Như, do cả tin chị nên mới phạm tội. Bản thân Hạnh không tham gia hay bàn bạc gì trong quá trình lừa đảo.

Trước đó khi kết thúc phiên tòa buổi sáng đại diện VKS kiến nghị khởi tố đối với bà Nguyễn Thị Minh Hương và Trương Minh Hoàng, xem xét TNHS đối với hai phó giám đốc của Vietinbank chi nhánh TP.HCM về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại