Kì bí các con vật "thánh thần" chỉ có ở Việt Nam

Khánh Hà |

(Soha.vn) - Rùa bò vào nhà, người dân gọi là "rùa thần", rắn bò trên cây cũng phong ngay thành "thần rắn"... đó là những câu chuyện thật ở Việt Nam.

Rùa bò vào cổng thành… “rùa thần”

Đó là trường hợp ở gia đình bà Thái Thị Năm xã Liên Thành, Yên Thành, Nghệ An. Đêm 21/9, bà đang ngủ thì nghe tiếng chó cắn. Đi ra cổng, người phụ nữ đơn thân gặp con rùa lớn đang… nhìn mình.

 

Những con vật bình thường bỗng dưng thành thánh thần ở Việt Nam
 

Con rùa được đưa vào nhà và thành… “thần rùa” ngay hôm sau. Có hàng trăm người ở trong thôn, trong xã kéo đến nhà bà Năm để tận mắt chiêm ngưỡng rùa lạ kì bí. Con rùa nặng hơn chục kg, trông không có gì đặc biệt. Thế nhưng, chủ nhân của “rùa thần” khẳng định có người tới chơi, trả giá 60 – 90 triệu đồng nhưng bà không bán. Lực lượng kiểm lâm địa phương vận động bà Năm trả rùa về tự nhiên cũng bị khước từ vì chủ nhà để nuôi. “Đó là tài sản của cả làng”, bà Năm lý giải.

Những con vật bình thường bỗng dưng thành thánh thần ở Việt Nam
 

Rùa, một loài vật thuộc hàng tứ linh, bỗng dưng xuất hiện được người dân tôn sùng có thể dễ hiểu. Tuy nhiên, nhiều con vật rất bình thường như rắn, cá cũng được phong thần thì có lẽ chỉ ở nước ta mới có.

“Rắn thần” xuất hiện ở nhiều nơi

Khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam như Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa, An Giang… đều xuất hiện “rắn thần”. Người dân thấy một con rắn lạ ở đâu là tôn ngay thành thần thánh rồi mang lễ vật tới cúng bái.


	Chú bê con được trang trí trước khi cúng thần xà.

Chú bê con được trang trí trước khi cúng thần xà.

Đầu năm Tỵ, dân làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội xôn xao tin đồn “thần xà” nhập vào người dân. Họ tin vào chuyện “nhập thần” tới mức tổ chức cúng trứng sống, bê con rất linh đình.

Dư luận, giới nghiên cứu đang lý giải hiện tượng “thần xà” ở Hà Đông thì khoảng tháng 4/2013, tin đồn về việc rắn thần xuất hiện tại thôn Tân Sơn, Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang khiến người dân ở đây xáo trộn cuộc sống. Một con rắn màu vàng xuất hiện, dâng làng lập bàn thờ. Khoảng 10 ngày sau, con rắn chết, họ còn dành hẳn 1 khu để thờ cúng.


	Nhiều người khẳng định đây là con rắn nước.

Nhiều người khẳng định đây là con rắn nước.

Vì quá mê tín, một số người ở Tân Sơn, Bắc Giang đã tự tôn con rắn lạ thành “thần” và kéo theo hàng loạt xáo trộn, thậm chí là mất trật tự trị an ở địa phương. Nhiều người vượt 50 – 70km tới để tận mắt xem rắn thần. Tuy nhiên, khi tới nơi, con rắn đã lăn ra chết. Họ quay về với giọng tiếc rẻ “rắn thần phải trường thọ chứ sao mấy ngày đã chết, đúng là nhảm”. 


	Con rắn chết được thờ cúng như thần thánh.

Con rắn chết được thờ cúng như thần thánh.

Rất nhiều người dân và khách thập phương nghe tin đồn đến xem rắn đều khẳng định đó là rắn nước, không có gì đặc biệt.

Những con vật bình thường bỗng dưng thành thánh thần ở Việt Nam
 

Hay như “cặp vợ chồng rắn thần” xuất hiện ở Nam Định hồi tháng 4/2013. Gia đình ông Vũ Văn Châm (SN 1960), xóm Phố, xã Trung thành, Vụ Bản, Nam Định thấy đôi rắn ở cây đa. Sự việc thu hút rất đông người dân đến khấn vái, tạ lễ. Họ còn tự xưng hai con rắn lạ này là “vợ chồng”. Theo người dân, cứ mỗi buổi trưa, hai con rắn lạ trên lại lên ngọn cây đa cổ thụ trong ngôi miếu thờ Đức Khổng Tử (phía sau nhà ông Châm) để hóng mát.

Khó có thể thống kê hết những địa phương có “rắn thần” xuất hiện. Có rất nhiều trường hợp người dân hiếu kì, cả tin đã sập bẫy những kẻ lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi cá nhân.

“Cá thần” ở Thanh Hóa

Suối cá thần ở Thanh Hóa nổi tiếng từ nhiều năm nay. Tới nay, đã có 3 suối cá nằm trên địa bàn huyện Bá Thước, huyện Cẩm Thủy của tỉnh Thanh Hóa. Sự xuất hiện của các suối đã tạo nên những điểm du lịch “gây sốt” cho du khách.

 


	Cá thần ở Thanh Hóa.

Cá thần ở Thanh Hóa.

Sở dĩ các suối cá “đông như kiến”, vờn chân du khách là do người dân địa phương coi cá là cá thần, không ai đánh bắt. Họ đồn thổi và cho rằng đó là cá thần, không thể ăn thịt.

Cách đây không lâu, suối “cá thần” thứ 2 ở Thanh Hóa được phát hiện nằm tại khu vực núi Đóng, thuộc địa phận Thôn Dùng, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ có tên gọi là suối cá Mó Đóng. Loài cá ở suối "cá thần" Mó Đóng có tên gọi là cá dốc, thân cá giống y như cá trắm, vây đỏ, má đỏ, ăn tạp và nặng tới 6 - 7kg, con nhỏ thì cũng 300 gram.

Nhiều chuyên gia khẳng định, “cá thần” suối thuộc huyện Bá Thước là giống cá “bỗng” hay “dốc”, thường sống nhiều ở các sông Lô, sông Mã. Loài cá này ở Hà Giang người dân nuôi để… ăn thịt bình thường.

 


	Cá thần ở Bắc Ninh.

	 

Cá thần ở Bắc Ninh.

 

Hay thời gian gần đây, người dân Kinh Bắc lại xôn xao về 3 “ông cá thần” ở giếng Ngọc, làng Diềm, (xã Hòa Long, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Giếng Ngọc này nằm trong khuôn viên đền Cùng nổi tiếng nước trong xanh, ăn ngon. Trong giếng, có 3 “ông cá” màu sắc khác nhau mà người dân ở đây suy tôn cá thần. Họ cho rằng 3 chú cá này có tuổi thọ… khoảng 1000 năm. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng, 3 “ông cá thần” trong giếng Ngọc giống như cá chép, không có gì đặc biệt.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại