Thời gian mở hội Gầu Tào thường trong khoảng từ ngày mồng một đến ngày Rằm tháng Giêng. Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày liền, hội làm gộp một năm sẽ tổ chức 9 ngày.
Một bàn cúng được lập nên để tế lễ với đầy đủ ngô, đầu lợn và gà sống.
Đào hốc chuẩn bị chôn cây nêu để tế.
Thanh niên trai tráng sẽ chôn cây tre.
Ngay từ cuối tháng chạp, khi được thầy cúng bói xin mở hội. Gia đình mở hội cầu phúc hay cầu mệnh.
Đầu tiên lễ dựng nêu được tổ chức. Nơi trồng cây nêu (cũng là địa điểm mở hội). Cây nêu được chôn nơi cao nhất thường là đỉnh đồi. Khi dựng xong, gia chủ còn làm lễ cúng ở ngay chân cột nêu mời tổ tiên các thần phù hộ cho có con, mọi thành viên đều khỏe mạnh, bằng an kế tục việc làm ăn, làm mặc theo dòng họ. Cây nêu được dựng lên, các làng gần, làng xa biết rằng Tết năm nay sẽ mở hội Gầu tào. Mọi người đều hiểu chuẩn bị dự hội.
Thầy mo, làm những thủ tục lễ bái, hầu hết là dùng những từ hoa mỹ (pàng lỳ) thanh cao, những câu ví mỹ miều, những câu tục ngữ (lù txà) khoa trương.
Thóc lúa được treo lên cây nêu, hàm ý mong muốn mùa màng bội thu.
Thầy mo đang hoàn tất công việc chuẩn bị.
Sau phần cúng bái của thầy mo, mọi người bắt đầu chơi những trò chơi dân gian quanh chân cây nêu.
Trò chơi phổ biến nhất vẫn là múa khèn.
Kết thúc lễ hội, chủ nhà làm lễ, cây nêu được hạ xuống. Thầy mo đốt thẻ giấy, hốt than cho vào gáo nước, vừa đi vừa cầu khấn. Sau mỗi đoạn khấn vái, thầy lại nhấp một ngụm nước rồi phun ra xung quanh. Mảnh vải đỏ thì mang về treo trong nhà cầu mong hồng phúc đời đời.