Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm thổn thức hàng triệu trái tim người dân Việt và bạn bè trên thế giới.
Hàng trăm nghìn người đổ về xếp hàng dài trước ngôi nhà của Đại tướng (30 Hoàng Diệu) và nhiều nơi đặt bàn thờ Đại tướng để mong được một lần tiễn biệt vị Đại tướng đức độ, đáng kính của cả dân tộc. Người khóc, người khấn vái thể hiện lòng kính trọng, tiếc thương một nhân tài của đất nước, một lòng thành tâm hướng về Đại tướng.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, từ góc nhìn tâm linh thì khi tất cả trái tim của người Việt hướng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ tạo ra trường năng lượng khổng lồ, sức mạnh không hề nhỏ.
“Mọi người cùng hướng về, cầu nguyện, đồng lòng về một nơi thì sức mạnh sẽ cộng hưởng lẫn nhau, những người đó đều sẽ nhận được năng lượng chung của tất cả, dẫn đến sức khỏe tăng lên, tâm hồn thanh thản”, ông Nguyễn Phúc Giác Hải nói.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải và các nhà khoa học đến chúc Tết Đại tướng Võ Nguyên Giáp Xuân Bính Tuất 2006 (ảnh Huy Khang).
“Khi tất cả người dân Việt hướng về tâm linh, hướng về Đại tướng thì đó sẽ mang lại một sức mạnh cho dân tộc không phải là nhỏ và sẽ tốt cho đất nước”, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải nhắc lại.
Còn theo quan điểm của Tiến sỹ Vũ Thế Khanh – Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng (UIA), khi tất cả trái tim người Việt hướng cái thiện, hướng tâm trong sáng về Đại tướng thì đó là tâm linh.
“Tâm linh không phải cái gì thần thông mà là tấm lòng trong sáng, trọn đời vì nước vì dân. Đại tướng là người tôn trọng thế giới tâm linh”, TS Vũ Thế Khanh cho biết.
TS Vũ Thế Khanh -Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng (UIA) vinh dự được gặp Đại tướng hơn chục năm trước. (ảnh nhân vật cung cấp).
Cũng theo TS Khanh, Viện UIA lập đàn cúng cơm chay vào thứ 7 vừa rồi và tất cả các buổi tối, hơn 300 cán bộ viện và người dân đã lập đàn cầu siêu cho Đại tướng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải kể lại, năm 2010 các nhà ngoại cảm của Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã cảm nhận rằng Đại tướng còn sống lâu, chưa ra đi vào thời gian này mặc dù lúc đó Đại tướng đã rất mệt rồi, có dư luận Đại tướng khó qua khỏi.
Cũng theo ông Hải, sau khi Đại tướng từ trần, Viện có thư chia buồn đến gia đình Đại tướng, cuối thư có viết: “Chúng tôi (cán bộ của Viện – PV) tin tưởng rằng hương hồn của Đại tướng không chỉ đi siêu thoát ở thế giới bên kia mà sẽ đi gặp Bác Hồ, gặp các đàn anh trong làng cách mạng và sẽ tiếp tục giúp đỡ cho đất nước, cho nhân dân được hòa bình trên thế giới”.
Nói thêm về nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải chia sẻ:
“Đại tướng là người thông thạo lịch sử. Việc lựa chọn Đảo Yến làm nơi an táng, Đại tướng đã tính trước cho mình, chắc chắn nơi đó có ý nghĩa phong thủy, an ninh và có ảnh hưởng tốt cho gia đình, đất nước. Đó không phải ngẫu nhiên”.
-------
Lời tòa soạn: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về nơi an nghỉ nghìn thu tại Vũng Chùa, quê hương Quảng Bình, nhưng lòng dân thì mãi luôn hướng về ông. Bạn đọc có thể bấm vào các nội dung dưới đây cho phù hợp với nhu cầu thông tin của mình:
1) Nơi AN NGHỈ của Đại tướng tại Quảng Bình: Vì sao Đại tướng chọn Vũng Chùa; Hình ảnh Vũng Chùa; Chỉ dẫn đường vào Vũng Chùa; Nhà ngoại cảm ngưỡng mộ nơi yên nghỉ của Đại tướng
2) Các video: Lễ Truy điệu, Đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay, Lễ An táng Đại tướng
3) Chính trị gia, chuyên gia trên thế giới nghiêng mình trước Đại tướng
4) Những BÀI BÁO ĐẶC BIỆT chỉ có ở Soha.vn
5) Đặt tên đường mang tên Võ Nguyên Giáp như thế nào?