Bán thịt lợn, ghi lô đề kiêm chủ nhóm lớp mầm non

Giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc trẻ mầm non dưới 3 tuổi tại thủ đô nhưng những nhóm lớp mầm non ngoài công lập ở Hà Nội đã/đang tồn tại nhiều bất cập, rủi ro.

 Toàn cảnh vụ bảo mẫu BÓP CỔ, ĐÀY ĐỌA, HÀNH HẠ TRẺ EM khiến dư luận phẫn nộ

Nhiều rủi ro

Chiều qua (15/10), Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hội thảo bàn về việc tăng cường quản lý các nhóm lớp mầm non ngoài công lập. Kéo dài gần 3 giờ đồng hồ, hội thảo nhận được nhiều ý kiến trăn trở, đề xuất giải pháp nâng chất lượng các nhóm lớp mầm non ngoài công lập. Nhiều ý kiến chưa có cơ hội phát biểu sẽ được tập hợp gửi lên lãnh đạo Sở GD-ĐT xem xét.

mầm non, Hà Nội, trường học, phụ huynh, Sở GD-ĐT
Bà Trần Lan Anh (chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ) bức xúc nêu thực tế một số chủ lớp mầm non trên địa bàn quận là người bán thịt lợn, thậm chí có người ghi lô đề.

Báo cáo của bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng phòng GD Mầm non (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho thấy trên địa bàn Hà Nội hiện có gần 1094 cơ sở nhóm, lớp được cấp phép hoạt động.

Những cơ sở nhóm lớp mầm non ngoài công lập được mở tập trung ở các khu vực nội thành, các khu công nghiệp, khu đô thị đông dân cư và người lao động như Đông Anh, Từ Liêm, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Long Biên, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông..

Dù có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu gửi trẻ mầm non dưới 3 tuổi tại thủ đô, góp phần giảm tình trạng quá tải trong các trường mầm non công lập nhưng những nhóm lớp mầm non ngoài công lập ở Hà Nội đã/đang tồn tại nhiều bất cập, rủi ro.

Bà Hương cho hay: “Hiện nhiều cơ sở còn tồn tại manh mún, xen kẽ trong các khu dân cư do đó cơ sở vật chất chưa đảm bảo quy định. Cán bộ tổ giáo dục mầm non các phòng giáo dục còn mỏng dẫn tới quản lí còn mỏng.

Nhiều xã phường việc quản lí các cơ sở nhóm, lớp chưa thường xuyên và triệt để, chưa kiên quyết đình chỉ các cơ sở mầm non tư thục không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Một số cơ sở đầu tư chưa tương xứng với quảng cáo nhưng thu học phí cao, đội ngũ quản lí không ổn định”

Bà Đường Thị Lệ, Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.Hà Đông cho biết: “Cán bộ tổ giáo dục mầm non của quận chỉ 3 người. Chúng tôi căng mình ra làm việc cả buổi trưa, cả thứ bảy nhưng lúc nào cũng cảm thấy vô cùng lo lắng trong việc quản lý những nhóm lớp mầm non ngoài công lập. Dường như rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào”.

Bà Nguyễn Thúy Thuận, Hiệu trưởng Trường mầm non Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, nơi được giao quản lý 13/27 nhóm lớp mầm non của quận cho biết dù nhiều cơ sở, địa điểm các nhóm lớp phải đi thuê của dân nên không phù hợp với cho tổ chức lớp học, không có sân vườn. Một số nơi bà Thuận đã góp ý để các chủ nhóm lớp sửa lại cầu thang cho khỏi dốc, đặc biệt lưu ý khâu đảm bảo an toàn cháy nổ, bếp ăn không đúng quy chuẩn.

Trưởng phòng GD Mầm non, Sở GD-ĐT Hà Nội Hoàng Thanh Hương cho hay tới đây thành phố sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra đối với loại hình nhóm lớp ngoài công lập, kiên quyết đóng cửa những cơ sở không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, theo Phó GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Thị Hồng Nga tiếp tục khẳng định sẽ giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất về đất đai, ưu đãi thuế cho các cơ sở nhóm, lớp để những nơi này phát huy vai trò điều tiết, giảm tải áp lực gia tăng dân số của thành phố.

Quá dễ dãi

Lãnh đạo các phòng giáo dục đào tạo đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong quản lí các nhóm lớp mầm non ngoài công lập.

Bà Trần Lan Anh (chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ) bức xúc nêu thực tế một số chủ lớp mầm non trên địa bàn quận là người bán thịt lợn, thậm chí có người ghi lô đề.

mầm non, Hà Nội, trường học, phụ huynh, Sở GD-ĐT
Trường MN Thiên Thân Nhỏ (quận Long Biên) nơi xảy ra cái chết của bé 12 tháng tuổi hồi cuối tháng 8/2013.

“Quy định hiện nay của Bộ GD-ĐT chỉ yêu cầu chủ nhóm lớp có trình độ tốt nghiệp THCS (hết lớp 9). Dù lo lắng nhưng họ đủ yêu cầu thì phải cấp phép hoạt động. Trong khi đó những quy định về hoạt động của nhóm lớp cũng hầu như không khác so với hoạt động của một trường mầm non” – bà Lan Anh trăn trở.

Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.Hà Đông Đường Thị Lệ lo lắng khi chủ nhóm lớp mầm non ngoài công lập ngoài trình độ thấp, giáo viên ngoại tỉnh và liên tục bỏ việc.

Là địa bàn đầu năm học 2013-2014 xảy ra vụ một cháu bé tử vọng tại nhóm lớp mầm non ngoài công lập, Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.Long Biên Hoàng Kim Phượng chia sẻ nỗi lo này.  “Không có căn cứ nào để tin tưởng và đảm bảo rằng một chủ nhóm lớp tốt nghiệp THCS, chỉ cần học nghiệp vụ quản lý 30 ngày có thể quản lý được nhóm lớp với những giáo viên có trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên”.

Các ý kiến đề nghị Bộ GD-ĐT cần sớm sửa đôi quy định, yêu cầu chủ nhóm lớp mầm non phải có trình độ trung cấp sư phạm trở lên và có ít nhất 3 năm dạy học để đảm bảo chất lượng.

Bà Lý Thị Hằng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT phân trần: “Điều lệ trường mầm non ra đời khi hệ thống trường ngoài công lập chưa phát triển lắm và điều kiện thực tế lúc đó lại đang cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Bộ sẽ rà soát lại văn bản và xem xét, nghiên cứu đề xuất sửa đổi bất cập về yêu cầu trình độ của chủ nhóm lớp mầm non”.

Kính mời quý độc giả cung cấp thông tin, hình ảnh, clip về những vụ bạo hành trẻ em. Những thông tin tốt sẽ được tòa soạn trả nhuận bút trong vòng 24h.

Quý độc giả muốn bình luận, nêu ý kiến về vấn đề này, xin gõ vào ô Viết bình luận phía dưới bài báo. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại