Ám ảnh những cây cầu ngay tại Hà Nội

Nguyễn Huệ |

Có tuổi đời gần 20 năm, những cây cầu phao bắc qua sông Đáy đoạn chảy qua xã Đại Hưng (Mỹ Đức, Hà Nội) đã xuống cấp trầm trọng.

Hai cây cầu nằm trên địa bàn xã Đại Hưng (Mỹ Đức, Hà Nội) bắc qua dòng sông Đáy, từ nhiều năm nay luôn là nỗi ám ảnh với những người đi qua đây.

Ám ảnh bởi lẽ, trên đoạn cầu chỉ dài chừng 100m, rộng hơn 1m ấy là những mảnh gỗ, trong đó có những mảnh đã có dấu hiệu xuống cấp chắp ghép lại, các đầu mối bằng sắt cũng nhìn rõ những mối hở…

Trụ đỡ là những chiếc thuyền được làm bằng bê tông rêu đã bắt đầu phủ.

Mỗi khi có xe đi qua, cây cầu lại sánh nước, tạo cảm giác không an toàn cho người tham gia giao thông.

Chị Dư Thị Hòa (Ứng Hòa, Hà Nội), hàng ngày đều 2 lượt qua cây cầu phao (cầu Sêu – PV) tỏ ra rất lo lắng:

“Những tấm gỗ được ghép qua loa, thậm chí còn mục nát nên nhiều người đi qua đây rất sợ.

Bản thân tôi là người cứng tay lái còn cảm thấy run khi điều khiển chiếc xe chở hàng với trọng tải hơn 50kg qua đây, nói chi tới những người tay lái yếu.

Có người đi qua đây, phải dừng xe để sắp xếp lại những mảnh gỗ mới tiếp tục đi được”.

Cũng theo chị Hòa, do lan can thấp nên có nhiều người đã bị ngã khi qua cầu. Năm 2008, mẹ chị cũng đã từng bị ngã cầu khi đi xe đạp qua đây.

Còn theo chủ đầu tư của cầu Sêu, cây cầu được xây dựng từ năm 1996 với vốn đầu tư khoảng 100 triệu đồng.

Trước những phản ánh của người dân, trước thực tế sự xuống cấp của cây cầu phao bắc qua hai bờ sông Đáy, vị chủ đầu tư này cho biết: “Cây cầu vẫn rất an toàn…”.

Và cũng chưa lần nào, chủ đầu tư có đơn gửi cấp trên để xin cấp kinh phí trùng tu hay xây mới lại cây cầu này.

Trao đổi nhanh với chúng tôi, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đại Hưng cho biết:

Mặc dù biết những bất cập tại những cây cầu phao này nhưng đó là nơi giao thương kinh tế, văn hóa... giữa 2 thôn của 2 huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức nên chính quyền địa phương vẫn cho duy trì 2 cây cầu.

“Theo quy định đúng là không được làm cây cầu đó nhưng vì sự phát triển chung nên chúng tôi vẫn giữ lại 2 cây cầu.

Chúng tôi luôn muốn cho dân có đời sống tốt nhất nhưng kinh tế đang khó khăn nên việc xây lại cây cầu không có kinh phí”.

Khi được hỏi về những vụ tai nạn đã xảy ra trên những cây cầu phao này, vị Phó Bí thư này cho hay: “Không có chuyện ngã ở cầu phao”.

Tuy nhiên khi mang câu chuyện của mẹ chị Hòa ra kể lại, vị này lại trả lời theo hướng khác:

“Người ở quê hầu như biết bơi hết. Nhưng các cụ bị ngã là rất khó cứu...”.

Một số hình ảnh phóng viên ghi lại được trên 2 cây cầu phao bắc qua sông Đáy đoạn chảy qua xã Đại Hưng:

Cầu Đại Hưng 1 hay còn gọi là cầu Sêu được nối lại bởi những tấm gỗ đã lâu năm
Cầu Đại Hưng 1 hay còn gọi là cầu Sêu được nối lại bởi những tấm gỗ đã lâu năm
Thỉnh thoảng có tấm được thay mới nhưng sự thay mới đó không đồng bộ càng khiến mặt bằng cây cầu không thiếu mỹ quan

Thỉnh thoảng có tấm quá mục nát được thay mới

Những chiếc thuyền làm bằng bê tông được thay cho các trụ đỡ cũng đã mọc rêu

Những chiếc thuyền làm bằng bê tông làm trụ đỡ cũng đã mọc rêu

Những tấm gỗ chỗ nhô lên, chỗ thụt xuống rất thiếu an toàn cho người qua cầu

Những tấm gỗ chỗ nhô lên, chỗ thụt xuống tạo ra một câu cầu rất gập ghềnh

Những mối buộc cũng đã hoen gỉ
Những mối buộc cũng đã hoen gỉ
Thậm chí có đoạn khoảng cách giữa các mảnh gỗ lên tới chục cm rất nguy hiểm cho các bánh xe lăn qua
Thậm chí có đoạn khoảng cách giữa các mảnh gỗ lên tới chục cm rất nguy hiểm cho các bánh xe lăn qua
Đây là hình ảnh chủ đầu tư cây cầu đang tham điều khiển xe máy qua câu

Đây là hình ảnh chủ đầu tư đang tham điều khiển xe máy qua cầu

Hai xe cùng đi qua cầu, 1 người phải dừng lại nhường cho người kia
Hai xe cùng đi qua cầu, 1 người phải dừng lại nhường cho người kia
Tuy nhiên đây là con đường huyết mạch nói hai đầu sông nên hàng ngày người dân vẫn phải qua đây như 1 sự tất yếu với mức thu phí cả người và xe là 5.000 đồng/lượt

Đây là con đường huyết mạch nói hai đầu sông nên hàng ngày người dân vẫn phải di chuyển qua đây với mức thu phí cả người và xe là 5.000 đồng/lượt

Cách đó không xa là cây cầu Đại Hưng 2 cũng rơi vào tình trạng tương tự
Cách đó không xa là cây cầu Đại Hưng 2 cũng rơi vào tình trạng tương tự
Có chăng, lan can ở đây cao hơn nên hạn chế được những vụ ngã xuống nước
Có chăng, lan can ở đây cao hơn nên hạn chế được những vụ ngã xuống nước
Tuy nhiên, với diện tích eo hẹp của cầu, người tham gia giao thông vẫn phải nhường nhau từng bước
Tuy nhiên, với diện tích eo hẹp của cầu, người tham gia giao thông vẫn phải nhường nhau từng bước
Những mảnh sắt, miếng gỗ được lắp ghép với nhau cũng đã xuống cấp trầm trọng và cần có sự đầu tư, thay mới
Những mảnh sắt, miếng gỗ được lắp ghép với nhau cũng đã xuống cấp trầm trọng và cần có sự đầu tư, thay mới

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại