Washington tức giận khi Moscow ồ ạt dùng chip Mỹ sản xuất tên lửa

Sao Đỏ |

Việc ngăn chặn linh kiện lưỡng dụng được tuồn vào Nga vẫn là bài toán khó giải đối với Mỹ.

Washington tức giận khi Moscow ồ ạt dùng chip Mỹ sản xuất tên lửa- Ảnh 1.

Các nước phương Tây trong đó dẫn đầu là Mỹ đã áp đặt vô số biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga nhằm làm suy yếu nền kinh tế và sức mạnh quân sự của nước này.

Tuy nhiên trái với mong đợi, chiến lược trên không mang lại kết quả như ý muốn. Ngược lại, Nga đang lách thành công những hạn chế của phương Tây, tiếp tục nhận không chỉ hàng hóa thông thường, mà còn cả linh kiện quan trọng cho quân đội của mình.

Các nhà báo của ấn phẩm New York Times (NYT) xác nhận trong nghiên cứu của họ rằng Nga vẫn tiếp tục sử dụng chip của Mỹ trong tên lửa của mình.

Hơn nữa trong ba tháng cuối năm ngoái, nhập khẩu vi mạch vào Nga đã vượt quá con số của cùng kỳ năm 2021, trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt (SVO) và phải chịu các lệnh trừng phạt.

Theo các chuyên gia, Nga đã mua chip nước ngoài từ hơn 6.000 nhà sản xuất với trị giá khoảng 4 tỷ USD. Dữ liệu này cho thấy bất chấp các lệnh trừng phạt khắc nghiệt, Moskva vẫn cố gắng thiết lập chuỗi cung ứng song song ổn định.

Cơ chế chính để lách các biện pháp trừng phạt là sử dụng những quốc gia thân thiện với Nga, họ sẽ mua chip của phương Tây bề ngoài để phục vụ nhu cầu bản thân và sau đó bán lại cho Moskva.

Bước đi như vậy cho phép bỏ qua các lệnh cấm bán chất bán dẫn sang Nga, vì nhà sản xuất không chịu trách nhiệm về việc khách hàng có tiếp tục sử dụng sản phẩm của họ hay nhượng lại cho bên thứ ba.

Washington tức giận khi Moscow ồ ạt dùng chip Mỹ sản xuất tên lửa- Ảnh 3.

Tên lửa hành trình Kh-101 của Nga sử dụng khá nhiều chip xử lý xuất xứ từ Mỹ.

Theo tờ NYT, Trung Quốc - nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới đồng thời cũng là một trong những khách hàng chính của linh kiện bán dẫn phương Tây, họ đóng vai trò then chốt trong kế hoạch của Nga.

Các công ty Trung Quốc, sử dụng năng lực sâu rộng của mình trên thị trường toàn cầu để mua linh kiện cần thiết và cung cấp cho Nga thông qua chuỗi trung gian phức tạp. Điều này giúp vượt qua các lệnh trừng phạt và giao cho Quân đội Nga những linh kiện cần thiết để sản xuất vũ khí công nghệ cao.

Mặc dù vậy trong thời gian tới, Mỹ có thể áp dụng biện pháp truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt hơn, từ đó áp dụng lệnh trừng phạt lên khách hàng mua chip của họ để tuồn cho Nga, đây là điều mà những kênh trung gian đang được Moskva sử dụng phải cân nhắc thật kỹ lợi hại.

Tên lửa hành trình Kh-101 được phóng từ máy bay ném bom Tu-95MS.

Theo New York Times

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại