Vứt đồng tiền vào bát của người ăn xin, gian thương "ngắn mặt" vì phản ứng của đối phương

Nguyễn Nhung |

Trái với suy nghĩ và kỳ vọng của gian thương, phản ứng của người ăn xin đã khiến ông ta nhận được một bài học đau đớn.

Sự tôn trọng của người này dành cho người khác xuất phát từ đạo đức cao thượng của đối phương, nó hoàn toàn không liên quan đến tiền bạc, sự giàu có hay thế lực của người đó. Tiền bạc không mua được sự tôn trọng.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít gian thương hay người lợi dụng chức quyền cho rằng sở hữu thật nhiều tiền bạc hay thế lực là có thể chiếm hữu tất cả, thậm chí còn khoe khoang huyễn hoặc bản thân mà khinh miệt người nghèo một cách vô tri.

Vậy nhưng họ chẳng thể nào có được sự tôn trọng, sự thừa nhận từ nội tâm của người khác, bởi vì sự tôn trọng thực sự giữa người với người đến từ sự cảm động trước phẩm chất, đức hạnh cao thượng, tầm hiểu biết của nhau.

Chuyện của gian thương và người ăn mày

Dưới thời cổ đại, tại Trung Quốc có một gian thương rất giàu có nhưng không có được sự tôn trọng của những người xung quanh. Ông ta vô cùng khổ não.

Một hôm, khi đang đi dạo trên phố, ông ta gặp một người ăn xin ăn mặc rách rưới. Để có được sự tôn trọng của người ăn xin, ông ta ném một đồng bạc sáng loáng vào cái bát vỡ của người ăn xin.

Không ngờ người ăn xin còn chẳng thèm ngước mắt lên nhìn ông ta lấy một cái. Gian thương phẫn nộ hỏi: "Mày mù à, không thấy tao cho mày 1 đồng bạc trắng sao?"

Người ăn xin vẫn không thèm ngẩng mặt lên nhìn ông ta, bình thản nói: "Cho hay không là việc của ông, không thích, không vui thì ông cứ lấy lại."

Vứt đồng tiền vào bát của người ăn xin, gian thương ngắn mặt vì phản ứng của đối phương - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Gian thương bực tức như sắp bốc hỏa nhưng lại vứt thêm 10 đồng tiền nữa vào bát của người ăn xin. Thế nhưng người này vẫn chẳng thèm để ý đến ông ta.

Nổi giận, gian thương đá cái bát của người ăn xin: "Tao vừa cho mày thêm 10 đồng bạc nữa, lẽ nào mày không cảm thấy nên tôn trọng tao?"

Người ăn xin đủng đỉnh trả lời: "Có tiền là việc của ông, tôn trọng ông hay không là việc của tôi, điều này không miễn cưỡng được."

Gian thương đành hạ giọng: "Tao cho mày một nửa tài sản của tao, mày có tôn trọng tao không?"

Người ăn xin lúc này mới ngước lên nhìn đối phương nói: "Chia cho tôi nửa tài sản của ông, chẳng phải tôi cũng là người có tiền như ông sao, tại sao tôi phải tôn trọng ông?"

Nghe vậy, gian thương cắn rằng nói: "Tao cho mày toàn bộ tại sản của tao, lần này mày nhất định sẽ tình nguyện tôn trọng tao đúng không?"

Người ăn xin cười phá lên: "Ông đem hết tài sản cho tôi, vậy thì ông trở thành kẻ trắng tay nghèo khó, còn tôi trở thành người giàu sang, vậy hà cớ gì tôi phải tôn trọng ông?"

Tại sao có tiền chưa chắc đã được người khác tôn trọng?

Triết gia nổi tiếng người Đức Immanuel Kant từng nói rằng: "Chúng ta thường mang lòng ngưỡng mộ và kính trọng vô hạn cho hai thứ, một là bầu trời đầy sao lấp lánh trên trời cao và một là quy luật đạo đức từ trong nội tâm."

Câu nói này chứng minh tính quan trọng của thần phật và đạo đức trong lòng mỗi người cũng như trong cuộc sống của loài người.

Tiền bạc không phải là vạn năng mà chẳng qua chỉ là vật ngoài thân, sống chẳng mang theo, chết chẳng thể mang đi.

Tiền bạc có thể dùng để mua nhà nhưng không thể mua được một gia đình.

Tiền bạc có thể dùng để mua giường nhưng không thể mua được giấc ngủ.

Tiền bạc có thể dùng để mua sách nhưng không mua được tri thức.

Tiền bạc có thể dùng để mua thuốc nhưng không mua được sức khỏe.

Tiền bạc có thể dùng để mua đồng hồ nhưng không mua được thời gian.

Tiền bạc có thể mua được chức vị nhưng không mua được sự tôn trọng...

Vứt đồng tiền vào bát của người ăn xin, gian thương ngắn mặt vì phản ứng của đối phương - Ảnh 3.

Một người dù có địa vị xã hội, có danh dự, có tài sản, có tài cán đến đâu, nếu như không có đạo đức cao thượng thì cuối cùng, anh ta cũng chỉ như người đàn ông giàu có trong câu chuyện trên mà thôi, khát khao được người khác tôn trọng nhưng chẳng bao giờ đạt được.

Cho dù là người nghèo hay người giàu, sức hút thực sự của họ nằm ở sự hiểu biết, suy nghĩ và đạo đức cao thượng, những thứ này hoàn toàn không liên quan đến tiền bạc hay thế lực.

Người có đạo đức cao thượng có tấm lòng rồng mở, luôn đối xử tử tế lương thiện với tất cả mọi người, biết nghĩ cho người khác một cách vô tư nhất. Họ sống trên đời với tâm thái sẵn sàng cống hiến cho xã hội, vì thế mà những người xung quanh đều muốn gần gũi, làm bạn với họ.

Thế nên, muốn được người khác tôn trọng, mỗi người cần phải khoan dung, quang minh lỗi lạc và luôn thường trực một tâm hồn cao thượng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại