Vũ khí rẻ tiền biến lời đe dọa khủng khiếp của Triều Tiên thành trò đùa ngớ ngẩn

QS |

Với mức giá chỉ từ 12-15 triệu USD, vũ khí này có thể giúp Mỹ tăng cường khả năng trinh sát, thu thập dữ liệu mục tiêu từ Triều Tiên, làm phá sản kế hoạch tấn công của Bình Nhưỡng.

Theo Defense One, cuộc tập trận tháng 6/2016 đã chỉ ra rằng máy bay không người lái có thể theo dõi tên lửa, mang lại cơ hội bảo vệ cao hơn cho Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa tấn công từ Triều Tiên.

Cụ thể, trong cuộc tập trận phòng thủ tên lửa Pacific Dragon với sự tham gia của 3 lực lượng Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, một cặp máy bay không người lái cải tiến MQ-9 Reaper đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc theo dõi tên lửa đạn đạo.

Hiệu quả này đạt được một phần là nhờ các cảm biến mục tiêu đa phổ Multi-Spectral Targeting System C do tập đoàn Raytheon sản xuất và hiện được trang bị trên các máy bay Reaper.

Các cảm biến quang-điện tử hồng ngoại có thể phát hiện nhiệt tỏa ra từ tên lửa khi nó bước vào pha đẩy.

Vũ khí rẻ tiền biến lời đe dọa khủng khiếp của Triều Tiên thành trò đùa ngớ ngẩn - Ảnh 1.

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper (Ảnh: Wiki)

Hiện tại, công ty General Atomics, đơn vị sản xuất Reaper, đang nghiên cứu để mẫu máy bay không người lái của họ có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào hệ thống phòng thủ tên lửa.

Theo một nguồn tin cung cấp cho Defense One, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) dự định sẽ tiến hành nhiều thử nghiệm hơn trong những năm tới. Song MDA muốn giảm số lượng máy bay Reaper cần triển khai để theo dõi tên lửa đối phương, họ đang cân nhắc phương án bổ sung thêm một thiết bị theo dõi bằng laser.

Ngoài ra, trong tương lai, máy bay không người lái cỡ lớn Predator C "Avenger" có thể giúp Mỹ tăng cường khả năng trinh sát và thu thập dữ liệu mục tiêu từ Triều Tiên, hoặc bất cứ khu vực nào mà quân đội Mỹ muốn.

Vốn được thiết kế dành cho chương trình máy bay trinh sát-tấn công không người lái trên hạm (UCLASS) nên Avenger, nhờ khả năng mang 1,5 tấn vũ khí, có thể mang theo bộ cảm biến l MS-177A với tầm hoạt động xa hơn.

Do kích cỡ lớn nên bộ cảm biến này không thể lắp đặt trên các máy bay MQ-9 Reaper.

Hiện Northrop Grumman, đối thủ của General Atomics, đang trang bị bộ cảm biến MS-177 trên các máy bay không người lái Global Hawk dành cho Không quân Mỹ. Tuy nhiên, mẫu máy bay này có giá lên tới 222,7 triệu USD.

Trong khi đó, theo ông David Alexander - một đại diện của General Atomics thì máy bay Predator C trang bị MS-177 vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ tương tự nhưng chỉ có giá từ 12-15 triệu USD.

Hôm 9/8, truyền hình nhà nước Triều Tiên đe dọa tấn công tên lửa nhằm vào đảo Guam và cảnh báo sẵn sàng chiến tranh tổng lực, nhằm đáp trả tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Guam luôn là mục tiêu hàng đầu của Triều Tiên do vị trí địa lý và tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Guam là hòn đảo nhỏ nằm trong quần đảo Marianas ở Tây Thái Bình Dương, có diện tích gần 337 km2 và dân số 162.000 người, hầu hết là công dân Mỹ. Đây là một trong những vùng lãnh thổ Mỹ nằm xa lục địa Bắc Mỹ nhất với khoảng cách tới 9.420 km, trong khi chỉ cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên khoảng 3.410 km.

Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhận định lý do hàng đầu khiến Triều Tiên tập trung vào Guam là vị trí địa lý.

Hòn đảo này nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo tầm xa (IRBM), vũ khí dễ phát triển hơn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Điều này cho phép Triều Tiên tấn công hiệu quả vào "lãnh thổ Mỹ" trên danh nghĩa, dù chưa bảo đảm khả năng đánh trúng lục địa Bắc Mỹ.

Về mặt chiến lược, Guam được coi là cái gai trong mắt Triều Tiên. Đây là nơi có những căn cứ quân sự lớn, hiện đại nhất bên ngoài lục địa Mỹ. Đảo Guam đóng vai trò then chốt trên bản đồ địa chính trị, cho phép Washington phát động bất kỳ chiến dịch quân sự nào nhằm vào Bình Nhưỡng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại