Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực sử dụng các máy bay không người lái (UAV) cho những chiến dịch tại Idlib, phía Tây Bắc Syria. Thế nhưng, các đơn vị quân đội Syria cũng bắn rơi chúng thường xuyên. Giới chuyên gia đang đưa ra những phỏng đoán về việc vũ khí nào đã được người Syria sử dụng để chống lại các UAV của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Hôm 29/02, các đơn vị quân đội Syria đã bắn hạ cùng lúc 2 chiếc UAV của Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Idlib. Chiếc UAV đầu tiên rơi xuống vùng Kafr Uweid, chiếc thứ hai – gần làng Kansafra. Loại UAV bị bắn hạ chưa được xác định.
Vài ngày trước đó, hôm 25/02 Syria đã bắn hạ một trong số những UAV mới nhất và có giá thành đắt nhất của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ: TAI Anka-S.
Người Thổ đã muốn lên kế hoạch sử dụng những chiếc UAV này để tấn công các vị trí của quân đội Syria tại khu vực Maarzaf. Nhưng họ đã tính toán sai – người Syria đã bắn rơi nó. Những hình ảnh ghi được từ nơi chiếc UAV rơi xuống được phát trên kênh truyền hình Syria.
Xác một chiếc UAV Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi gần Saraqib, Đông Nam Idlib. Ảnh: South Front
Trong suốt thời gian hiện diện quân sự tại lãnh thổ Syria, đã có rất nhiều xe tăng, xe chiến đấu bộ binh (BMP) và xe bọc thép chở quân (BTR) của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị tiêu diệt. Vậy tại sao chiếc UAV bị bắn hạ lại nhận được sự quân tâm đến như vậy của các chuyên gia?
Bắt đầu từ việc các UAV TAI Anka-S thuộc hàng tối tân nhất của các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng mới chỉ được biên chế cho quân đội vào năm 2018, và được công ty Turkish Aerospace Industries (TAI) sản xuất. Nó được làm từ các vật liệu composite, có khả năng đạt tới vận tốc 200km/h.
Tổng cộng, Thổ Nhĩ Kỳ đang sở hữu khoảng 10 chiếc UAV tương tự, được sử dụng cho cả mục đích tấn công lẫn trinh sát. Tại Syria, ngoài Anka-S, Thổ Nhĩ Kỳ còn sử dụng rộng rãi một dòng UAV khác để tấn công từ trên không, đó là Bayraktar TB2.
Nếu như xem thật kỹ các hình ảnh được truyền hình Syria trình chiếu, thì có cảm giác như chiếc UAV của không quân Thổ Nhĩ Kỳ bị hạ gục bởi một quả tên lửa bắn trúng phần đuôi của nó.
Trên những gì còn lại của cánh lái sau, có thể nhìn thấy dấu vết khói cháy và các mảnh vỡ nhỏ, trong khi những phần còn lại của chiếc UAV chỉ có các hư hỏng do va chạm với mặt đất.
Chuyên gia quân sự Yury Lyamin (Nga) cho rằng UAV của Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị bắn hạ bằng tổ hợp vác vai hoặc phương tiện tự hành "Strela-10". Có thể, chiếc UAV vì lý do nào đó đã hạ độ cao, sau đó rơi vào khu vực bắn hạ của loại vũ khí tương tự.
Quan điểm này hoàn toàn có cơ sở khi căn cứ vào việc Quân đội Syria hiện đang sở hữu các tổ hợp phòng không "Strela-10" vẫn được những đơn vị trung thành với Tổng thống Basar Assad sử dụng. Các tổ hợp phòng không này được bố trí trên khung sườn bánh xích, trang bị 8 tên lửa, có khả năng bắn hạ được các mục tiêu ở độ cao từ 25m đến 3,5km.
Ở Libya, các UAV hạng nhỏ của Thổ Nhĩ Kỳ cũng dễ dàng bị những đơn vị của tướng Halif Haftar bắn hạ. Điều cho thấy khả năng tổn thương cao của UAV trước bất cứ quân đội nào có chút ít các phương tiện phòng không hiện đại.
Hệ thống tên lửa phòng không BUK-M2 tấn công UAV Thổ Nhĩ Kỳ