Năm 2020, Nga bắt đầu thực hiện chương trình hiện đại hóa vũ khí quy mô lớn và mua sắm các công nghệ quân sự tiên tiến nhất. Chỉ lệnh trang bị các hệ thống vũ khí tối tân của chính phủ Nga dành cho quân đội sẽ được hoàn tất vào năm 2027, trong đó có cả các thiết bị giám sát trên không.
Một trong những mục tiêu chính của chương trình giám sát trên Quỹ đạo của Nga là chặn thu dữ liệu viễn thông, lưu lượng truy cập internet và chuyển tiếp thông tin về các hoạt động di chuyển của kẻ thù theo thời gian thực.
Hàng chục tổ hợp quân sự đặt trên không gian, đó là chưa kể tới các vệ tinh thương mại và khoa học, đã liên tục được triển khai kể từ thời Liên Xô”, Viktor Murakhovsky - Biên tập viên của tạp chí Kho Vũ khí của Tổ Quốc (Homeland Arsenal) cho biết.
“Chúng bao gồm Glonass, Parus, Strela, Molniya và nhiều hệ thống khác. Mỗi tổ hợp như vậy đều có các nhiệm vụ riêng, từ dẫn đường vệ tinh GPS đến giám sát mục tiêu bằng video và nhận dạng máy bay cũng như các mục tiêu di động khác của kẻ thù.
Tên lửa đây Soyuz-2 đưa vệ tinh cảnh báo tên lửa của Nga lên quỹ đạo ngày 22/5/2020. Ảnh: Roscosmos
Theo ông Murakhovsky, hoạt động giám sát gần đây của Nga trong cuộc chiến ở Syria là một ví dụ điển hình về tính hữu dụng của các hệ thống trên không gian. Các thiết bị quan sát của Nga đã chặn thu được nhiều hệ thống liên lạc đã được mã hóa và chuyển thông tin về tổng hành dinh chỉ huy để giải mã.
Nhờ những khả năng này, Nga biết chính xác vị trí của kẻ thù, địa điểm triển khai vũ khí của chúng và có thể nghe lén chi tiết kế hoạch hoạt động.
“Cần phải nhấn mạnh rằng, tổng hành dinh đã nhận được tất cả các dạng liên lạc và giao dịch internet diễn ra trong khu vực tại thời điểm kẻ thù hoạt động. Nói một cách đơn giản, trung tâm nhận được rất nhiều thông tin, sau đó được các chuyên gia sắp xếp và phân loại theo mức độ quan trọng khác nhau”, chuyên gia Murakhovsky tiết lộ.
Thời bình, các hệ thống trên không gian được sử dụng để theo dõi địa chất, đánh giá tình hình khu vực, nguy cơ thiên tai cũng như giám sát không phận và thực hiện nhiều thỏa thuận theo điều ước quốc tế về việc sử dụng vũ khí.
“Chẳng hạn như, vệ tinh Persona có thể chuyển tiếp 23 gigabyte dữ liệu mỗi giây sau khi thu thập được thông tin từ địa bàn bao phủ rộng khoảng 1.300 km2. Hoạt động truyền dữ liệu được thực hiện trên một hệ thống kết nối mã hóa tốc độ cao.
Các vệ tinh quân sự nâng cấp đầu tiên sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2022. Đây là chương trình hiện đại hóa các khả năng hiện có theo kế hoạch. Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ cho ngừng hoạt động các thiết bị từ thời Liên Xô và chuyển sang sử dụng vệ tinh Tundra. Đến cuối năm 2022, tổng cộng 9 vệ tinh như vậy sẽ được Nga phóng lên quỹ đạo.
Những tổ hợp vệ tinh mới có khả năng định vị chính xác và chuyển tiếp thông tin về các máy bay siêu âm có vận tốc lên tới 10.800 km/h.