Bi kịch của nữ y tá trẻ
Anita Cobby vốn là một cô gái có nụ cười rất duyên, thậm chí từng đoạt giải hoa khôi tại một số cuộc thi sắc đẹp. Tuy vậy, thay vì theo đuổi nghiệp người mẫu, Anita quyết định theo chân mẹ mình, bà Grace trở thành một nữ y tá với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
Hàng đêm, lịch trình của Anita sẽ bắt đầu với ca trực muộn tại Bệnh viện thành phố Sydney. Sau đó, cô sẽ về nhà bằng cách bắt tàu điện đến nhà chờ ở Blacktown, Sydney trước khi gọi cho bố là ông Garry qua đón nhờ vào điện thoại công cộng.
Tuy vậy, bi kịch đã xảy ra vào đêm ngày 2/2/1986, khi Anita không gọi điện về nhà.
Anita Cobby vốn là một cô gái có nụ cười rất duyên, thậm chí từng đoạt giải hoa khôi tại một số cuộc thi sắc đẹp.
Vào ngày hôm đó, ông Garry lại chẳng hề mảy may lo lắng chút nào khi không thấy bóng dáng cô con gái yêu trở về nhà, bởi ông nghĩ Anita đã tá túc tại nhà bạn. Nhưng đến sáng ngày hôm sau, ông mới tá hỏa phát hiện ra rằng, Anita không hề đến nhận ca trực của mình.
Lúc này gia đình bắt đầu đi trình báo cảnh sát về sự mất tích bí ẩn của Anita. Và điều tồi tệ nhất đã xảy ra vào ngày 4/2, chỉ 24 giờ kể từ khi thông báo tìm kiếm được đưa ra.
Cảnh sát tìm thấy xác một phụ nữ khỏa thân nằm ở trang trại của một người làm nông, thuộc vùng ngoại ô Prospect ở phía tây Sydney, chỉ cách nhà của Anita 2km. Cơ thể cô đầy vết thâm, xương bị gãy ở vài nơi, cổ bị rạch một nhát sâu gây biến dạng khuôn mặt.
Ngoài ra, giám định pháp y còn cho thấy, vài ngón tay của cô bị đứt lìa do cố gắng chống trả lại những kẻ tấn công. Điều kinh khủng nhất là mắt cô gái vẫn trong trạng thái mở, chứng tỏ nạn nhân trước khi bị giết hại hoàn toàn vẫn còn ý thức.
Tất cả các dấu hiệu trên đều chỉ rõ nạn nhân không ai khác ngoài cô gái Anita Cobby đang bị mất tích. Một cuộc săn lùng thủ phạm rầm rộ chưa từng có trong lịch sử nước Úc đã được tiến hành. Cảnh sát hoạt động hết công suất nhưng mãi vẫn không thu được kết quả nào.
Chính phủ Úc thậm chí đã phải công bố trao thưởng 100 nghìn USD cho ai cung cấp thêm thông tin phục vụ chuyên án điều tra này.
Quá trình điều tra và bắt giữ thủ phạm
Cuối cùng, một nguồn tin mật báo đã tiết lộ danh tính nghi phạm đầu tiên là John Travers, 18 tuổi. Hai người bạn của y là Michael Murdoch, 19 tuổi và Les Murphy, 22 tuổi đều cùng bị bắt giữ.
Sau đó, đến lượt 2 người anh trai của Les là Gary Murphy, 28 tuổi và Mick, 33 tuổi cũng bị cảnh sát triệu tập. Điều này đã gây ra làn sóng phẫn nộ vô cùng lớn trong cộng đồng, với những cuộc biểu tình ngoài trụ sở cảnh sát và kêu gọi khôi phục lại hình phạt tử hình.
Ban đầu, cả 5 nghi phạm đều đồng loạt cho rằng, mình vô tội. Tuy vậy, khi phiên tòa xét xử sơ thẩm chính thức được khai mạc vào tháng 3/1987, John Travers quyết định thay đổi lời khai và thừa nhận tội danh của mình. Kẻ này bị tình nghi đã từng gây ra 20 vụ cưỡng hiếp phụ nữ khác nhau.
Người dân xúm lại thể hiện sự phẫn nộ trước cổng cơ quan cảnh sát.
Trong khi đó, cả Michael Murdoch và anh em nhà Murphy đều chối bỏ mọi cáo buộc liên quan đến tội bắt cóc, tấn công tình dục, cướp của, làm bị thương người khác và giết người.
Trước khi bắt đầu phiên tòa, Công tố viên cấp cao Alan Saunders đã phải thốt lên: "Quý tòa sẽ phải cảm thấy rùng rợn khi biết được chân tướng sự việc là như thế nào".
Theo điều tra, nhóm nghi phạm bị buộc tội kéo lê Anita vào trong cốp xe, lột quần áo của nạn nhân trước khi Travers thực hiện hành vi đồi bại.
Sau khi lấy tiền từ ví của Anita để đổ xăng, chúng lái xe đến một bãi trang trại trống và kéo nạn nhân qua hàng rào chắn có thép gai. Tại đây chúng tiếp tục hành hạ, đánh đập và cưỡng hiếp cô gái khốn khổ - một hành động thể hiện sự bỉ ổi, tán tận lương tâm của các nghi phạm.
Nghi phạm John Travers
Nhưng tại sao Anita lại bị giết? Câu trả lời chỉ được giải đáp nhờ một đoạn ghi âm. Khi lần đầu bị cảnh sát bắt giữ, John Travers, khi đó, đã hỏi nhờ người dì của mình – bí danh trước tòa là bà X – xem liệu dì có thể mua cho hắn vài điếu thuốc lá.
Điều mà tên này không ngờ được đó là bà X đã đồng ý cho phép cảnh sát bí mật gài một máy ghi âm bên trong áo của bà nhằm tiếp cận lời khai của nghi phạm. Trước tòa, đoạn ghi âm này được bật lên với nội dung như sau:
"Lúc đó, bọn cháu đều đã say hết rồi, nhưng cô ta lại nhìn rõ mặt tất cả bọn cháu." Và thế là ai đó bảo cháu: "Làm việc của mày đi, Trawnie".
Sau đó tên này cầm dao tiến lại gần nạn nhân, và mặc cho lời kêu gào thảm thương, van xin tha mạng, hắn tóm lấy đầu cô gái tội nghiệp và cứa một nhát dao sắc lẹm.
Những nghi phạm khác một mực chối bỏ và cho rằng, chúng gần như không liên can đến việc Anita bị giết hại.
Tuy vậy, những lời nói dối của chúng không thể qua mắt được bồi thẩm đoàn. Vào thàng 6/1987, thẩm phán Alan Maxwell tuyên án tù chung thân, cũng như miễn ân xá dành cho cả 5 kẻ thủ ác.
Khi được hỏi về vụ án này, ông nói thủ phạm đã có "hành vi giết người máu lạnh và có chủ đích từ trước".
Bà Kathryn và con gái bên cạnh đài tưởng niệm Anita Cobby .
Kể từ khi vụ án chính thức khép lại, cha mẹ của Anita vẫn không ngừng giúp đỡ những gia đình không may trở thành nạn nhân của các vụ án mạng, thông qua việc điều hành một nhóm cứu trợ đồng thời hợp tác chặt chẽ với cơ quan cảnh sát Sydney.
Để tưởng niệm sự ra đi của Anita, em gái Kathryn đã lập một đài tưởng niệm người chị xấu số của mình tại chính công viên nơi đã phát hiện ra xác nạn nhân, 30 năm kể từ ngày mất của cô gái đáng thương đó.
Còn đối với những kẻ thủ ác, cái giá tất yếu phải trả đó là chúng sẽ phải dành cả đời còn lại bị chôn vùi phía sau song sắt nhà tù và không bao giờ có thể quay trở lại cuộc sống thường nhật được nữa.
Nguồn: Life Death Prizes