Với tăng T-14 Armata, QĐ Nga đã đột phá vấn đề của các "cỗ máy chiến tranh" 2 thế kỷ qua?

DK |

Mặc dù vai trò của từng người trong kíp lái là khác nhau, nhưng họ cũng phải có khả năng hỗ trợ lẫn nhau thậm chí thay thế nhau nếu một người không thể đảm đương nhiệm vụ.

Ngày 12/4, tờ Sputnik xuất bản bài viết: "When Size Matters: What's It Like to Drive a Modern Russian Battle Tank" (tạm dịch: Vấn đề đầu tiên khi điều khiển một chiếc xe tăng chiến đấu hiện đại của Nga: "Kích cỡ").

Nhằm đem lại cho độc giả cái nhìn khác biệt về cách thức vận hành vũ khí trang bị cũng như những thay đổi nhanh chóng của chúng trong quân đội Nga hiện đại, chúng tôi xin lược dịch bài viết.

Từ kíp lái 11 người "rút gọn" còn 3: Bước tiến dài của xe tăng Nga

Nếu so với những chiếc xe tăng được tung vào chiến tranh thế giới thứ nhất đầu thế kỷ 20, các phương tiện chiến đấu bọc thép đã có những bước tiến dài và vượt bậc.

Từ những chiếc xe tăng hạng nặng nhiều tháp pháo T-35 cần tới 11 người để hoạt động ở giai đoạn đầu chiến tranh, cho tới cuối Thế chiến 2, xe tăng phổ biến nhất của Hồng quân Liên Xô đã là T-34-85 với kíp lái 5 người - chỉ huy, xạ thủ, nạp đạn, lái xe và người phụ trách liên lạc.

Và vào những năm bắt đầu của thiên niên kỷ thứ ba, những chiếc xe tăng T-14 Armata chỉ còn lại 3 người trong kíp lái bao gồm chỉ huy, xạ thủ và lái xe.

Việc cắt giảm nhân sự bắt đầu từ các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-62 và T-72 với việc liên lạc vô tuyến được bàn giao cho người chỉ huy và các hệ thống nạp đạn tự động thay thế người nạp đạn.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Việt Nam tham dự cuộc đua với T-34 trên đất Nga.

Vai trò của kíp lái trong "thực thể sống" xe tăng Nga

Nếu coi một chiếc xe tăng là một sinh vật sống, người chỉ huy sẽ là cả "con mắt" và "bộ não" của thực thể đó - việc của anh ta là khảo sát chiến trường, chỉ định mục tiêu, nhận mệnh lệnh từ cấp trên và ra lệnh cho cấp dưới của mình hành động.

Xạ thủ, đóng vai trò như những "cánh tay" của thực thể, chịu trách nhiệm khai hỏa các loại vũ khí trên xe tăng như pháo chính, súng máy và tên lửa dẫn đường vào các mục tiêu mà chỉ huy đã chọn.

Ngoài ra anh ta sẽ phải nạp đạn cho xe tăng nếu hệ thống nạp đạn tự động không hoạt động vì một số lý do nào đó.

Để trở thành xạ thủ xe tăng, người lính cần có thị lực nhạy bén cũng như khả năng phản ứng cực nhanh để thực hiện nhiệm vụ.

Các máy đo xa và hệ thống ngắm tiêu tiên tiến được trang bị trên hầu hết các xe tăng chiến đấu hiện đại cũng đã giúp công việc của xạ thủ trở nên dễ dàng hơn nhiều so với chỉ vài thập kỷ trước.

Người lái xe chịu trách nhiệm về điều khiển và bảo trì khả năng di chuyển, với vai trò như những chiếc "chân" đưa cỗ máy chiến tranh này đến nơi cần đến, tốt nhất là một vị trí không thể bị hỏa lực của đối phương tấn công.

Anh ta cũng phải đảm bảo rằng xe tăng sẽ vượt qua địa hình phức tạp của chiến trường hiện đại để tới vị trí tốt nhất để xạ thủ có thể dễ dàng ngắm bắn mục tiêu tùy thuộc vào tình huống hiện tại mà chỉ huy yêu cầu.

Với tăng T-14 Armata, QĐ Nga đã đột phá vấn đề của các cỗ máy chiến tranh 2 thế kỷ qua? - Ảnh 3.

Một chiếc T-72B3 trong quá trình thử nghiệm trước khi xuất xưởng tại nhà máy Uralvagonzavod (Nguồn: TASS).

"Mọi người vì một người, một người vì mọi người"

Mặc dù vai trò của từng người trong kíp lái có thể khác nhau, nhưng họ cũng phải có khả năng hỗ trợ lẫn nhau (ví dụ như sửa chữa) hoặc thậm chí thay thế nhau nếu một người không thể đảm đương nhiệm vụ được giao.

Các kíp lái xe tăng Nga ban đầu chỉ giới hạn ở những người cao dưới 1,75 mét - một hạn chế do không gian giới hạn trong xe tăng.

Ngày nay, điều này có thể sẽ không áp dụng cho các đơn vị tăng-thiết giáp mới như T-14 Armata vì họ đang ở trong một khoang lái chuyên dụng rộng rãi hơn nhiều.

Bên trong xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại