Vợ chồng U70 vét túi cho con 2 tỷ đồng, ở chung 3 tháng mới thấm: Trẻ hay già đều cần 1 thứ “hộ mệnh”

Huyền Giang |

Sau khi bán nhà, rút hết tiền tiết kiệm cho con, người phụ nữ U70 nhận ra sai lầm, có được bài học đáng nhớ.

1 bài đăng trên diễn đàn Toutiao, Trung Quốc đã đăng tải câu chuyện của bà Lý và nhận được nhiều sự chú ý từ cư dân mạng. Sau câu chuyện của chính mình, bà Lý nhận ra nhiều bài học sâu sắc liên quan tới gia đình.

Dồn 2 tỷ đồng cho con mua nhà mới

Bà Lý năm nay gần 70 tuổi, sống cùng chồng ở 1 căn nhà nhỏ thuộc ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc. Hai vợ chồng bà đã kết hôn hơn 40 năm, có 2 người con 1 trai 1 gái. Họ cùng là giáo viên, thu nhập không cao nhưng vẫn có cuộc sống ổn định. Khi các con còn nhỏ, vợ chồng bà Lý không ngại chi nhiều tiền để con có môi trường học tập tốt nhất.

Khi trưởng thành, các con của bà đều rất thành đạt. Họ làm việc trong các công ty lớn tại thành phố Bắc Kinh và mua nhà ở đây. Vì các con đều ổn định nên bà Lý nghĩ rằng đã đến lúc mình được nghỉ ngơi, thoải mái an hưởng tuổi già với mức lương hưu 6.000 NDT/tháng (20 triệu đồng). Thế nhưng vào 1 ngày nọ, người phụ nữ này lại nhận được cuộc gọi từ con gái, nói rằng muốn nhờ 1 việc. Sau khi gặp gỡ, bà Lý và chồng rơi vào dòng suy nghĩ miên man vì con gái muốn mượn 1 khoản tiền để chuyển tới căn nhà rộng rãi hơn. Nếu muốn giúp con có đủ tiền trả trước ngôi nhà, vợ chồng U70 phải dồn hết số tiền tiết kiệm họ có, thậm chí phải bán nhà ở quê.

Vợ chồng U70 vét túi cho con 2 tỷ đồng, ở chung 3 tháng mới thấm: Trẻ hay già đều cần 1 thứ “hộ mệnh”  - Ảnh 1.

Bà Lý từng phân vân có nên cho con mượn tiền tỷ mua nhà hay không. Ảnh minh họa: Internet

Vợ chồng bà Lý suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này. Ban đầu bà cũng lo sẽ không có tiền dùng khi đau ốm nếu dồn hết tiền cho con. Thế nhưng sau cùng 2 người lại đưa ra quyết định sẽ hỗ trợ con gái 600.000 NDT (khoảng 2 tỷ đồng). Bà Lý quan niệm rằng sau này sẽ sống cùng các con, vì vậy họ không cần nhiều tiền làm gì. Tiền tiết kiệm của bà sớm muộn gì cũng thuộc về con cái.

Tới nhà con ở và cái kết khó ngờ

Sau khi chuyển tới nhà mới, vợ chồng bà Lý được ở trong 1 phòng ngủ khá rộng rãi. Hàng ngày, họ chỉ nghỉ ngơi, thư giãn, phụ giúp con cái chuyện bếp núc và dọn dẹp nhà cửa. Nhìn chung, thời gian đầu cuộc sống của 2 vợ chồng U70 khá yên ổn, không có gì để bận tâm.

Tuy nhiên, khoảng 3 tháng sau đó, vợ chồng bà Lý bắt đầu nhận ra 1 số bất cập khi ở nhà con gái. Khi họ muốn đi du lịch, con cái không những không đồng tình mà còn bàn lùi, cho rằng họ đã có tuổi không nên di chuyển xa xôi. Khi bà Lý muốn mua món đồ gì, bà cũng không thể nhận hỗ trợ từ các con. Vì đã rút hết tiền tiết kiệm đưa cho con nên giờ người phụ nữ này không thể tự chủ tài chính, trong túi chỉ có vài đồng.

Hàng ngày, hàng tuần con gái bà Lý đều đi làm từ sáng tới tối. Có lẽ do áp lực công việc nên người này thường cáu gắt với bố mẹ khi về nhà. Bà Lý và chồng chỉ mắc phải chút sai lầm cũng đủ khiến cô khó chịu và buông nhiều lời cay đắng.

Vợ chồng U70 vét túi cho con 2 tỷ đồng, ở chung 3 tháng mới thấm: Trẻ hay già đều cần 1 thứ “hộ mệnh”  - Ảnh 2.

Người phụ nữ nếm “cay đắng” khi ở nhà các con. Ảnh minh họa: Internet

Sau này, bà Lý cảm thấy không thể sống với vợ chồng con gái nên nảy ra ý định rời đi. Người này nhanh chóng liên lạc với con trai và được đón sang ở cùng. Ở nhà con trai, bà Lý và chồng phải chăm sóc cháu cả ngày. Hai đứa cháu hiếu động khiến họ phải chạy theo và mệt nhoài mỗi ngày. Tuy nhiên, con trai và con dâu lại không thấu hiểu điều này. Họ không quan tâm tới việc bố mẹ có vất vả hay không, chỉ vùi đầu vào công việc và kiếm tiền.

Sau 1 thời gian ngắn, bà Lý và chồng đều cảm thấy kiệt sức. Họ không thể sống thêm với con cái vì có quá nhiều vấn đề nảy sinh. Bởi vậy, họ quyết định trở về quê hương dù không có nhà riêng. Cả 2 đành tìm 1 viện dưỡng lão nho nhỏ và sống ở đây. Lúc đó, trong túi bà Lý chỉ còn vỏn vẹn 1.000 NDT (khoảng 3 triệu đồng). Họ đành chờ tới khi nhận được lương hưu mới có thể nộp tiền cho viện dưỡng lão.

Qua câu chuyện này, bà Lý và chồng ngộ ra nhiều điều. Họ không muốn tiếp tục sống cùng con cái bởi các con đều thiếu sự thấu hiểu. Không chỉ vậy, họ cũng tự dặn lòng sẽ không bao giờ đưa hết tiền tiết kiệm của mình cho ai nữa. Khi có tuổi, con người muốn sống bình yên thì cần có mái ấm để về, có thêm chút tiền tiết kiệm để duy trì cuộc sống. Đó chính là “lá bùa hộ mệnh” đảm bảo họ sống hạnh phúc mỗi ngày.

Theo Toutiao

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại