Bài viết là lời chia sẻ của ông Châu Tân Quý, 71 tuổi được đăng tải trên trang 163
Tôi là Châu Tân Quý. Vợ chồng tôi là nhân viên đã nghỉ hưu của một doanh nghiệp nhà nước. Hiện tại lương hưu mỗi tháng của tôi là 5100 NDT (tương đương với 17 triệu VND), còn vợ tôi là 3800 NDT (tương đương với 13 triệu VND). Chỗ tiền ấy đủ cho hai vợ chồng tôi sống dư dả.
Mặc dù hai con gái tôi lấy chồng xa nhà, nhưng cả hai sống vô cùng có hiếu. Ngày lễ, ngày tết đều về thăm và chăm sóc chúng tôi.
Khi bước vào tuổi 70, chúng tôi bắt đầu có những lo lắng. Không phải lo lắng về các vấn đề sức khỏe tuổi già mà là lo lắng tương lai, nếu như một trong hai vợ chồng tôi mất trước, thì người còn lại sẽ sống như thế nào?
Mặc dù con gái tôi lúc nào cũng nói là sẽ chăm sóc, phụng dưỡng chúng tôi. Nhưng tôi biết, cuộc sống của các con cũng không phải dễ dàng gì. Hơn nữa bên đó còn có bố mẹ chồng của các con. Nên để con cái chăm sóc chúng tôi cũng không phải là việc thuận tiện. Thế là, tôi và vợ cùng nhau bàn bạc, nếu người kia mất thì người con lại sẽ sống như thế nào? Cuối cùng chúng tôi thống nhất làm theo 3 nguyên tắc sau:
1.Không sống dựa vào con cái
Nếu tôi hoặc vợ tôi mất trước, các con sẽ lo lắng về vấn đề chăm sóc chúng tôi. Nhưng chúng tôi đã bàn bạc, khi đó, chúng tôi không cần con cái chăm sóc. Cho dù các con muốn đưa tôi đến nhà các con ở, chúng tôi nhất định sẽ không đi.
Kì thực mà nói, nhà của con gái là nhà của con chứ không phải nhà của mình. Con rể tôi là người hiểu thảo nhưng tôi không thể đến sống ở đó được.
Tôi cũng gặp nhiều bạn bè đến ở với con gái ở một thời gian. Ban đầu có vẻ rất hòa thuận. Nhưng sống một thời gian lâu dài, phát sinh rất nhiều chuyện. Đến lúc đó rất phức tạp.
2. Bán nhà để dưỡng già
Nếu như là một trong hai chúng tôi là người đi trước, người còn lại sống dựa hoàn toàn vào lương hưu thì cũng khá khó khăn. Mặc dù hiện tại có thể khỏe mạnh và tự lo cho bản thân, nhưng tương lai không biết được điều gì. Tương lai chúng tôi có thể đau ốm, cần thuê người bên ngoài chăm sóc.
Nếu như là người giúp việc chăm sóc thì tiền lương hưu chúng tôi không chi trả nổi. Nếu để con gái và con để lo thì chúng tôi không nỡ liên lụy đến các con. Nên tôi và vợ quyết định là sẽ bán đi căn nhà đang ở để lo liệu mọi chuyện sau này.
Căn nhà này cách đây 20 năm chúng tôi mua, trị giá hơn 130 vạn (tương đương với 4 tỷ VND). Có 100 vạn NDT (tương đương với 3 tỷ VND),với số tiền này đủ để chúng tôi thoải mái dưỡng già.
Phương án 1: Tôi có thể chọn một nhà dưỡng lão điều kiện tốt một chút để chuyển vào đó sống. Số tiền mà bán được nhà có thể giúp tôi ở đó khá lâu và thoải mái.
Phương án 2: Tôi mua một căn nhà nhỏ rồi thuê hộ lý chăm sóc.
Có thể chúng tôi mua một căn hộ nhỏ cũ ở ngoại ô, giá cả tầm trong vòng 50 vạn (tương đương với 1,7 tỷ VND) NDT. Số tiền còn lại thì có thể sống thêm mấy chục năm nữa.
Phương án 3: Chúng tôi mua một căn nhà gần con gái, thỉnh thoảng sẽ đến nhà con gái chơi. Bình thường cô hộ lí sẽ chăm sóc chúng tôi, vào những ngày lễ tết thì tôi cho cô ấy nghỉ rồi sang thăm nhà con mấy hôm đó. Tôi nghĩ việc này sẽ không gây phiền phức gì cho các con.
3. Không tiêu nhiều tiền để kéo dài cuộc đời
Tôi nghĩ là mọi người đa phần ngoài 70 tuổi thì không còn có gì để hối tiếc. Đối với người già như chúng tôi đã về hưu bao nhiêu năm rồi, hưởng thụ đã hưởng thụ đủ. Tuổi tác đã cao, bệnh tật nặng thì không muốn tồn nhiều tiền để kéo dài tuổi thọ.
Đặc biệt là nếu mắc những căn bệnh như ung thư, tim mạch, mạch máu não… cho dù là bỏ tiền ra cũng không thể nào chữa khỏi hoàn toàn. Tôi nghĩ là nên dùng số tiền đó để dùng vào việc đáng hơn. Chẳng hạn như là tặng lại cho con cháu, từ thiện,...
Nếu chữa bệnh, dù được cứu sống nhưng sẽ gánh chịu những di chứng của bệnh tật phải uống thuốc liên tục, tiêm chích… Lúc đó chịu đau đớn cũng sẽ làm cho con cái phải liên lụy.
Nên tôi nghĩ là nếu không có lựa chọn khác thì chúng tôi sẽ thuận theo tự nhiên, việc đó sẽ không lãng phí tiền bạc và không thành gánh nặng cho con cái.