Hiện nay trực thăng Mi-24 mà Quân đội Việt Nam trang bị đã cũ, chúng thiếu khả năng tác chiến mọi thời tiết mà cơ bản là do không có thiết bị nhìn đêm, do vậy Việt Nam đang cố gắng tìm một loại trực thăng vũ trang mới để thay thế.
Tuy nhiên, không
giống với sự chuyển hướng sang máy bay cánh cố định của châu Âu và Mỹ thời gian gần
đây của Không quân Việt Nam (KQVN), do có những hạn chế nhất định về tài chính, nhất là giá trực thăng
vũ trang của phương Tây không hề rẻ, nên có thể Việt Nam vẫn nghiêng về việc lựa chọn sản phẩm từ Nga hơn.
Cách đây ít lâu, truyền thông nước ngoài cho hay trực thăng vũ trang Mi-28NM mới nhất của Nga đã bay thử nghiệm thành công và Việt Nam cũng đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến loại máy bay này.
Đây là phiên bản cải tiến của Mi-28N, trong đó N là đại diện cho nhìn đêm, cho thấy trực thăng này rất chú trọng vào khả năng tác chiến mọi thời tiết, M đại diện cho kiểu cải tiến, điều này có nghĩa là tính năng của nó phải mạnh hơn nhiều so với Mi-28N.
Trực thăng Mi-28NM sẽ trang bị thiết bị điện tử hàng không, radar thế hệ mới, thiết bị quang điện và hệ thống quản lý vũ khí tối tân.
Trực thăng Mi-28NM bay thử nghiệm. Ảnh: RussianPlanes.net.
Ngoài ra trực thăng này còn có hệ thống ngắm bắn LSN-296 mới, có thể điều khiển 2 loại tên lửa chống tăng uy lực nhất của Nga hiện nay là Khrizantema và Vikhr, cũng như tên lửa LMUR hoàn toàn mới.
Tổ bay của nó cũng được trang bị mũ ngắm NSTsI-V và hệ thống hiện thị. Thiết bị tự vệ mới của Mi-28NM cũng đang được nghiên cứu.
Phần thân của Mi-28NM có những thay đổi nhưng không nhiều, chủ yếu là sử dụng động cơ mới do Công ty Klimov chế tạo với nhiều tính năng ưu việt hơn.
Liên quan đến thông tin Việt Nam có thể mua trực thăng vũ trang mới nhất Mi-28NM của Nga, nhà bình luận quân sự Trung Quốc Triệu Hỉ cho hay:
"Kinh nghiệm chiến tranh của Việt Nam rất phong phú, nhất là trong môi trường rừng nhiệt đới, hiệu quả của trực thăng vượt xa xe thiết giáp mặt đất. Chúng sẽ giúp nâng cao hiệu quả tác chiến của lục quân - lực lượng vốn đang sử dụng hầu hết vũ khí trang bị kém hiện đại".
Cho nên, theo ông Triệu Hỉ, việc Không quân Việt Nam trang bị Mi-28NM chủ yếu vẫn là để hỗ trợ tác chiến của lục quân, một khi triển khai, nó sẽ tạo ra một ưu thế công nghệ mang tính áp đảo đối với hầu hết các loại trực thăng vũ trang trên thế giới, kể cả loại WZ-10 mới nhất của Lục quân Trung Quốc.
Sẽ rất không may cho bất kỳ lực lượng nào đối mặt với Mi-28NM bởi chúng vượt trội cả ở khả năng tấn công lẫn phòng hộ, sẵn sàng tung ra những đòn công kích mãnh liệt.
Đặc biệt là radar sóng milimet càng giúp cho Mi-28NM có khả năng giống như trực thăng AH-64 Apache Longbow (Mỹ), không chỉ có thể hoạt động tốt trong sương mù của rừng nhiệt đới, mà còn có thể đồng thời dẫn đường cho nhiều tên lửa tấn công mục tiêu khác nhau.
Mà hiệu quả hỏa lực của súng máy 2A42 trên Mi-28NM
cũng mạnh hơn súng 23mm mà WZ-10 trang bị.
Tuy
nhiên, ông này cũng cho rằng, trong so sánh toàn bộ thực lực với quốc gia láng giềng, ngay cả khi được trang bị cho KQVN, Mi-28NM cũng rất khó phát huy tối đa vai trò, nếu chúng không được "che đầu" ở tầm cao bởi không quân và tên lửa phòng không trước những mối đe dọa của chiến đấu cơ đối phương.