Video: Sinh vật biển kỳ lạ xếp thành hình xoắn ốc để săn mồi

Công Hiếu |

Sinh vật dài 47m này được một nhóm các nhà khoa học phát hiện khi sử dụng phương tiện điều khiển từ xa dưới đáy biển phía tây Australia.

Thực chất đây là một loài siphonophore gọi là Apolemia. Theo Viện hải dương Schmidt, đây nhiều khả năng là mẫu vật lớn nhất thuộc loài này từng được ghi hình. Siphonophore là nhóm sinh vật có họ hàng với sứa và san hô.

Chúng không phải là một sinh vật đơn độc mà là một tập hợp nhiều bản sao nhỏ ghép lại với nhau. Mỗi bản sao có một chức năng nhiệm vụ riêng để góp phần vào cả quần thể. Dựa vào các cảm biến gắn trên thiết bị, các nhà khoa học xác định sinh vật có chiều dài khoảng 47m, tương đương với chiều cao của tòa nhà 11 tầng.

Siphonophore là động vật săn mồi dưới biển sâu chuyên nằm rình con mồi không may tiếp xúc với tế bào chính ở một số bản sao. Cơ thể thuôn dài của một số bản sao tạo thành siphonophore có xúc tu dài treo lơ lửng như dây câu. Quần thể siphonophore xếp thành hàng dài tạo ra tấm lưới xúc tu dưới nước.

Quần thể siphonophore không cần di chuyển để kiếm ăn. Mỗi khi một bản sao bắt được mồi như cá hoặc loài giáp xác, nó sẽ kéo mồi về phía các bản sao hoạt động giống chiếc miệng nuốt chửng thức ăn cùng lúc. Tiêu hóa xong con mồi, chúng truyền dưỡng chất qua đường ruột dài chạy dọc toàn bộ quần thể để mọi bản sao đều có thể sử dụng dưỡng chất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại