Ngày 7/7, một cuộc tấn công bằng rocket đã nhằm vào căn cứ Không quân Ain al-Assad, nơi quân đội Mỹ được coi là sẽ được triển khai, ở tỉnh al-Anbar, miền tây Iraq.
Trên Twitter, Đại tá Wayne Marotto, phát ngôn viên của liên quân do Mỹ dẫn đầu nói rằng căn cứ này đã bị tấn công bằng 17 quả rocket. Theo người phát ngôn, rocket đã bắn trúng vào bên trong căn cứ và gây thiệt hại nặng nề. Hai người đã bị thương.
“Hai nhân viên bị thương nhẹ nhưng thiệt hại thì vô cùng nặng nề. Thông tin chi tiết về cuộc tấn công sẽ được chúng tôi cung cấp khi có đầy đủ”, Đại tá Marotto cho biết.
Những quả rocket này được bắn đi từ một bệ phóng tự chế lắp ở phía sau một chiến xe tải đậu gần nhà thờ Hồi giáo ở quận al-Baghdadi, phía đông bắc Căn cứ Không quân Ain al-Assad.
Nguồn tin chưa xác minh cho biết, lực lượng Mỹ đã pháo kích khu vực này sau khi rocket tấn công vào căn cứ Không quân Ain al-Assad.
Một nhóm thân Iran mới thành lập, tự xưng là Lữ đoàn báo thù al-Muhandis đã lên tiếng nhận trách nhiệm về cuộc tấn công rocket vào Căn cứ Không quân Ain al-Assad.
Trong một tuyên bố, nhóm này tiết lộ Căn cứ Không quân Ain al-Assad đã bị tấn công bằng 30 quả pháo phản lực Grad 122 mm.
Nhóm này được đặt theo tên của Abu Mahdi al-Muhandis, cựu phó chỉ huy các Đơn vị Huy động Phổ biến của Iraq, người đã bị giết cùng với Chỉ huy Lực lượng Quds của Iran, Qassem Soleimani.
Hai người này thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ gần Sân bay Quốc tế Baghdad vào ngày 3/1/2020.
Mỹ dường như đã bước vào tổ ong sau khi triển khai các cuộc không kích nhằm vào các “vị trí kháng cự” dọc biên giới Syria-Iraq. Cuộc tấn công của Mỹ được triển khai vào ngày 27/6.
Sau cuộc tấn công này của Mỹ là hành động đáp trả dữ dội.
Căn cứ lớn nhất của Mỹ ở Syria - tại mỏ dầu al-Omar đã bị tấn công bởi ít nhất 8 quả rocket. Cuộc tấn công không gây thương vong nhưng thiệt hại nặng nề về vật chất.
Đúng một tuần sau, thông tin một cuộc tấn công bằng tên lửa khác nhằm vào al-Omar cũng được truyền đi. Phát ngôn viên của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn đã lên tiếng xác nhận về vụ tấn công.
Cùng với việc căn cứ quân sự bị tấn công bằng rocket, các đoàn xe của Mỹ ở Iraq cũng liên tiếp bị tấn công bằng mìn tự chế.
Các cuộc tấn công diễn ra hàng ngày, vụ việc gần đây nhất xảy ra vào ngày 5/7 và ngay tại Baghdad. Trên thực tế, quân đội Mỹ đang bị tấn công trên khắp các tỉnh của Iraq.
Sáng sớm ngày 6/7, một cuộc tấn công khác cũng đã diễn ra ở Iraq, lần này là ở Khu vực xanh của Baghdad. Đây là nơi có nhiều tòa nhà quan trọng, Đại sứ quán Mỹ cũng nằm trong khu vực này.
Căn cứ Liên minh 3 của Mỹ nằm ở gần đó. Cuộc tấn công được thực hiện bằng máy bay không người lái chất đầy chất nổ. Rất may, hệ thống phòng không C-RAM đã được kích hoạt và máy bay cảm từ bị bắn hạ trước khi lao vào các toà nhà.
Căn cứ Mỹ bị tấn công bằng 30 quả rocket, hiện trường gây sốc