Trong thời đại phong kiến, những quy định luôn cực kỳ gay gắt. Nhất là trong chuyện kết hôn, gia đình danh giá thì nhất định phải cưới con dâu, gả con gái cho gia tộc tương xứng. Ấy vậy nhưng vẫn có một cặp đôi vượt qua số phận, vượt lên tất cả để có nhau nhờ một cuộc gặp gỡ định mệnh.
Tình yêu nảy sinh ngay từ lần đầu gặp mặt!
Cố Thái Thanh được biết đến như một nhà thơ nữ đầu tiên của triều đại nhà Thanh. Bà cũng là tiểu thuyết gia đầu tiên của Trung Quốc. Ông nội bà - một quan lớn đã phải tự sát vì nhiều sai lầm trong khi đương chức. Bởi vậy, khi sinh ra, bà đã là hậu duệ trong gia tộc mang tội với triều đình.
Căn nhà của họ vẫn to lớn, sừng sững giữa phố nhưng người làm chẳng còn bao nhiêu. Chỉ có một người hầu già, tận tụy suốt nhiều năm qua.
Cố Thái Thanh được 5 tuổi, cha mẹ bà qua đời. Các em trai, em gái thì được người thân khác nhận nuôi. Thái Thanh sống cùng bà ngoại. Ở tuổi 70, bà ngoại vẫn minh mẫn, dạy cháu gái cách đọc, viết và lối kể chuyện của người xưa.
Thái Thanh rất thông minh, vô cùng nhanh nhạy. Khi cháu được 10 tuổi, bà ngoại đã mời một thầy riêng về dạy Thái Thanh thơ ca, hội họa, mở đường cho việc sáng tác thơ sau này.
Tranh vẽ về Thái Thanh.
Mặc dù sinh ra là con gái nhưng Thái Thanh luôn mặc đồ con trai. Vào thời điểm ấy, các bé gái được bó chân nhưng Thái Thanh kiên quyết phản đối khiến bà ngoại cũng phải nghe theo lời, không dám ép buộc.
Dù vậy, Thái Thanh vẫn cảm thấy buồn bã cho cuộc đời của mình, về gia tộc lụi bại. Bà đưa tất cả những cảm xúc đó vào thơ ca. Viết nên những áng văn chương mới mẻ, tinh tế.
Các tác phẩm ấy được lưu hành rộng rãi ở Bắc Kinh. Các học giả tranh giành để mua được nó với giá cao.
16 tuổi, Cố Thái Thanh xinh đẹp như một bông hoa. Bà có nét phong vị đặc biệt, vừa thông minh, vừa quyến rũ mà ít những cô gái có được. Vô số thanh niên theo đuổi nàng tiểu thư của gia tộc sa cơ nhưng chẳng ai lọt vào mắt xanh của bà cả.
Thi thoảng, Thái Thanh vẫn cảm thấy buồn, tự hỏi rồi người đàn ông của cuộc đời mình sẽ là ai đây?
Một ngày nọ, vì buồn chán nên bà đi cùng người bạn đến bữa tiệc do người Mãn Châu tổ chức. Hôm đó, nghe đồn rằng chủ nhà làm tiệc để đãi một hoàng thân quốc thích đến chơi.
Sự xuất hiện của vị “tai to mặt lớn” này khiến mọi người xôn xao. Ai cũng muốn được thấy xem, người trong hoàng tộc sẽ khác biệt ra sao.
Hóa ra, vị khách đó là Ái Tân Giác La Dận Hội - cháu nội của Ái Tân Giác La Vĩnh Kỳ - con trai vua Càn Long. Ông cũng là một người nghiện thơ văn nổi tiếng kinh thành.
Đến bữa tiệc, đang buồn chán, Dận Hội bất ngờ thấy một cô gái xinh đẹp mặc chiếc váy bằng vải tuyn, dáng người mảnh khảnh và đôi mắt sáng. Người con gái đó có một chút buồn man mác trong đôi mắt. Dận Hội từng thấy nhiều người xinh đẹp nhưng đẹp đến rung động như thế thì chưa. Suốt bữa tiệc, ông chỉ nhìn vào cô gái ấy mà thôi.
Sau đó, ông hỏi chủ nhân bữa tiệc và kinh ngạc đến sửng sốt khi biết cô là Cố Thái Thanh - người nổi tiếng với nhiều bài thơ thịnh hành ở kinh thành thời điểm ấy.
Chân dung Ái Tân Giác La Dận Hội.
Đến lúc này, Dận Hội không quan tâm nhiều nữa. Ông chủ động tiến đến chỗ Thái Thanh. Thái Thanh cũng bất ngờ khi nhìn thấy người đàn ông điển trai đang dần bước về phía mình. Trong một giây phút hai ánh mắt chạm nhau, cô gái 16 tuổi suy nghĩ luôn rằng đây đúng là “hoàng tử” mà mình tìm kiếm. Cả hai cảm thấy yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên như vậy.
Sau đó, họ nhiều lần gặp gỡ, đọc sách, ngâm thơ cho nhau nghe. Tình yêu thơ ca là điểm chung lớn và bao trùm lên mối quan hệ của cả hai. Một ngày, Dận Hội cầu hôn Thái Thanh trên một chiếc cầu ở Giang Nam: “Rồi ta sẽ lấy nàng làm vợ. Hãy chờ ta!”.
Thái Thanh gật đầu đồng ý và chờ ngày bước vào nhà hoàng gia.
Thân thế của cô gái bị lật tẩy và sự chờ đợi 10 năm của người đàn ông si tình
Thời điểm ấy, Dận Hội đã kết hôn. Ngay từ buổi gặp mặt đó, ông đã đi thẳng về phủ, vào phòng vợ và nói đến việc muốn cưới thêm một người vợ lẽ nữa. Thời đại ấy, chuyện 5 thê 7 thiếp là thường tình mà thôi.
Vợ của Dận Hội đồng ý cho chồng lập “phòng nhì”. Đến lúc này, một chuyện đáng sợ khác và thật sự khó xử lý mới nảy sinh. Cố Thái Thanh là cháu gái của tội nhân. Như thế này, Thái Thanh không thể đủ điều kiện làm dâu hoàng tộc. Đó là quy tắc của hoàng gia được truyền qua bao đời, không thể nào thay đổi được.
Dận Hội cực kỳ đau khổ. Ông liên tục chạy vào hoàng cung để tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng điều này quả thật quá khó khăn nên chẳng một ai dám đứng ra cả. Ông cũng về nhờ người trong gia tộc can thiệp nhưng chẳng ai muốn nhận gánh nặng về mình. Sự đau khổ của Dận Hội lên đến cực điểm. Ông đã viết một bài thơ gửi Thái Thanh để nói lên nỗi lòng mình.
Vợ chồng Dận Hội và Thái Thanh.
Nếu vợ cả đến từ một cuộc hôn nhân sắp đặt thì Cố Thái Thanh chính là người mà ông yêu thương, muốn gắn bó cả đời. Ông không thể chờ đợi được nữa và sử dụng tất cả những quyền lực có thể dùng được
. Thậm chí, người thân của ông can ngăn hết lời vì nguy cơ khiến Hoàng đế nổi giận nếu cố chấp làm sai lời tổ tiên. 10 năm trôi qua như một cái chớp mắt, Dận Hội chỉ vì muốn cưới người phụ nữ ấy làm vợ mà chạy vạy ròng rã không ngừng nghỉ.
Cuối cùng, Dận Hội nghĩ ra một cách rằng nhờ Thái Thanh từ bỏ họ của mình, nhận người khác làm cha để được quang minh chính đại bên nhau. Khi ấy, một vị quan bảo vệ kinh thành “được chọn” để làm cha của Thái Thanh.
Nhờ vậy, họ đã được kết hôn . Dận Hội vẫn luôn dằn vặt rằng, không thể cưới Thái Thanh bằng chính tên thật, họ thật của bà.
Đó là điều ông cho là tiếc nuối và thiệt thòi cho người phụ nữ mình yêu nhất. Dận Hội thông báo với tổ tiên họ Ái Tân Giác La rằng, mình đã cưới cô con gái thứ hai của quan thị vệ kinh thành. Khi ấy, cả hai 26 tuổi.
Sau khi kết hôn, họ là một cặp vợ chồng khiến mọi người phải ghen tị vì cuộc sống bình yên và tình cảm thắm thiết. Nhờ gia đình hạnh phúc, cả hai viết khoảng một ngàn bài thơ - một số lượng cực lớn, cực hiếm trong làng thơ ca.
Nhưng cuộc sống tươi đẹp ấy chỉ kéo dài được 14 năm. Đến năm 40 tuổi, Dận Hội đã mãi mãi ra đi vì bệnh nặng. Thế giới tươi đẹp của Thái Thanh cũng vì đó mà vụt tắt.
Thời gian sau, con trai cả của vợ cả Dận Hội vì ghét Thái Thanh chen vào quan hệ của bố mẹ từ trước đã đứng ra tố cáo bà.
Cậu ấy cho rằng bà đã liên quan đến cái chết của bố cùng một người em trai. Thái Thanh bị trục xuất khỏi nhà cùng mấy người con ruột. Nhiều năm sau, thực tế sáng tỏ, bà mới được quay lại và qua đời trong chính căn phòng mà chồng trút hơi thở cuối cùng năm xưa.
Chuyện của Thái Thanh và Dận Hội là minh chứng cho câu nói đôi khi những người trong hoàng tộc không hề vô tình. Vì tình yêu, họ có thể làm tất cả để có được dù cho tốn thời gian đến chừng nào đi chăng nữa.
Nguồn: Sina, KKnews