Vị thái hậu đoản mệnh nhất nhà Thanh: 15 tuổi sinh hoàng tử, 23 tuổi qua đời khi con trai đăng cơ chưa đầy 1 năm

Hoa Vũ |

Con trai lên ngôi hoàng đế chưa đầy 1 năm thì vị thái hậu này đã mắc bệnh lạ qua đời ở tuổi 23.

Trong hậu cung khốc liệt thời phong kiến cổ đại, các phi tần để có được quyền lực của riêng mình luôn phải dựa vào sự sủng ái của hoàng đế, không thì như người xưa thường nói "mẫu bằng tử quý", tức mẹ vinh hiển nhờ con.

Hiếu Khang Chương Hoàng hậu, mẹ ruột của Khang Hy Đế là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, dù đã có được quyền lực cao nhất trong hậu cung nhưng bà lại không may mất sớm, chỉ sau 1 năm Khang Hy trở thành hoàng đế.

Vị thái hậu đoản mệnh nhất nhà Thanh: 15 tuổi sinh hoàng tử, 23 tuổi qua đời khi con trai đăng cơ chưa đầy 1 năm - Ảnh 1.

Chân dung Hiếu Khang Chương Hoàng hậu. Ảnh: 163


Hiếu Khang Chương Hoàng hậu họ Đông Giai thị, có gia cảnh khá tốt và một địa vị nhất định. Họ ban đầu của bà không phải là Đông Giai thị, mà là Đông thị. Ông nội của bà là Đông Dưỡng Chân, một thương nhân giàu có góp công lớn trong việc giúp Nỗ Nhĩ Cáp Xích đánh bại nhà Minh.

Không chỉ vậy, các con trai của Đông Dưỡng Chân cũng theo Nỗ Nhĩ Cáp Xích chinh chiến khắp nơi. Cả gia tộc họ Đồng Giai được coi là một trong những trọng thần lập quốc của nhà Thanh.

Mặc dù vậy, gia thế của Đông Giai thị vẫn thấp kém hơn khá nhiều phi tần khác trong hậu cung. Bởi vì bà là người Hán, luôn bị xếp sau những gia tộc của người Mãn Châu hay Mông Cổ.

Năm Thuận Trị thứ 10 (1653), Đông Giai thị khi đó 13 tuổi nhập cung, giữ danh hiệu Thứ phi. Tuy nhiên, khi đó người mà Thuận Trị Đế sủng ái nhất lại là Đổng Ngạc Phi.

Dù không có địa vị cao nơi hậu cung nhưng Đông Giai thị lại may mắn sinh được Hoàng tử đặt tên là Huyền Diệp, chính là Khang Hy đế sau này.

Năm Thuận Trị thứ 18, Thuận Trị Đế băng hà do mắc bệnh đậu mùa. Vốn dĩ con trai của Đổng Ngạc Phi là người có cơ hội được thừa kế ngai vàng. Tuy nhiên, Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu khi đó không thích Đổng Ngạc Phi. Nguyên nhân là bởi từ sau khi Đổng Ngạc Phi qua đời, Thuận Trị Đế vì quá đau buồn nên bỏ bê triều chính.

Người nhà Thanh khi đó rất sợ bệnh đậu mùa. Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu viện lý do con trai của Đổng Ngạc Phi chưa bị đậu mùa bao giờ, nguy cơ lâm vào kết cục như Thuận Trị Đế rất cao. Trong khi đó, Huyền Diệp là đứa trẻ từng bị đậu mùa và sống sót thần kỳ nên cuối cùng được chọn làm người kế vị khi mới 8 tuổi, đổi niên hiệu thành Khang Hy.

Vị thái hậu đoản mệnh nhất nhà Thanh: 15 tuổi sinh hoàng tử, 23 tuổi qua đời khi con trai đăng cơ chưa đầy 1 năm - Ảnh 2.

Chưa đầy 1 năm sau khi được tôn làm thái hậu, Đổng Giai thị đã qua đời do mắc bệnh lạ. Ảnh minh họa

Sau khi đăng cơ, Khang Hy Đế tôn Đông Giai thị làm Từ Hòa Hoàng thái hậu. Để nâng cao danh vọng của gia tộc bên ngoại, Khang Hy Đế đã sát nhập dòng họ Đông Giai từ Hán Quân Chính Lam kỳ về Mãn Châu bổn kỳ, tức Mãn Châu Tương Hoàng kỳ.

Ngoại ra, Khang Hy Đế còn tin tưởng vào những nhân tài xuất thân từ gia tộc bên mẹ đẻ để cùng cổ quyền lực của mình.

Gia tộc Đông Giai nhờ thế ngày càng có tầm ảnh hưởng dưới triều đại nhà Thanh. Tuy nhiên, Đông Giai thị lại không được may mắn như vậy.

Trở thành thái hậu còn chưa đầy 1 năm, Đông Giai thị đột ngột qua đời do bệnh lạ vào năm Khang Hy thứ 2 (1663), Đông Giai thị khi ấy gần 24 tuổi và cũng là vị thái hậu đoản mệnh nhất trong lịch sử nhà Thanh.

Theo Thanh thực lục, Khang Hi Đế đối với cái chết của mẹ vô cùng đau khổ, khiến Thái hoàng thái hậu phải nhiều lần hạ chỉ an ủi.

Tháng 5 năm đó, Khang Hy Đế tôn mẹ ruột thụy hiệu là Hiếu Khang Từ Hòa Trang Ý Cung Huệ Sùng Thiên Dục Thánh Hoàng hậu.

Về sau Ung Chính Đế và Càn Long Đế dâng thêm huy hiệu, do vậy thụy hiệu đầy đủ của Đông Giai Thị là Hiếu Khang Từ Hòa Trang Ý Cung Huệ Ôn Mục Đoan Tĩnh Sùng Văn Dục Thánh Chương Hoàng hậu, hay thường gọi là Hiếu Khang Chương Hoàng hậu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại