Vì sao tờ giấy trắng có thể cắt đứt tay, mà lại còn đau hơn cả dao?

DS |

Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân nào khiến 1 tờ giấy mỏng manh thôi cũng làm bạn "đổ máu".

Đã bao giờ bạn cầm tờ giấy xong bỗng nhiên phát hiện ra mình bị đứt tay chưa? Ôi sao lạ thế nhỉ, tờ giấy mỏng manh thế kia mà cũng đủ khiến bạn "đổ máu", mà lại còn đau buốt hơn chứ?

Sự thật là trên bàn tay, ngón tay của chúng ta chứa rất nhiều dây thần kinh nhạy cảm, những đầu mút thần kinh đặc biệt. Chúng là các cơ quan cảm nhận những kích thích gây đau đớn.

Vì sao tờ giấy trắng có thể cắt đứt tay, mà lại còn đau hơn cả dao? - Ảnh 1.

Khi bị đứt tay, các dây thần kinh này bị kích thích và gửi tín hiệu đau đến não bộ. Lúc này, não sẽ làm cơ thể nhận thức được vết thương hình thành, và chúng ta cảm nhận được sự đau nhức từ vết đứt tay đó.

Nhưng vì sao việc đứt tay do giấy lại có xu hướng đau buốt hơn bị dao cắt nhỉ?

Chuyên gia lý giải rằng, khi dao vô tình cứa vào da thịt bạn, nó để lại vết thương tương đối gọn và sâu.

Nhưng giấy lại có độ linh hoạt, mềm mỏng hơn, chính vì lẽ đó vết thương cứa dù nông lại có tiết diện rộng hơn.

Ngoài ra, khi nhìn dưới kính hiển vi, bạn sẽ thấy phần mép của tờ giấy có cấu trúc răng cưa, giống như hàm răng cá mập vậy. Do đó, vết thương từ giấy cứa sẽ phức tạp và gây đau đớn hơn.

Vì sao tờ giấy trắng có thể cắt đứt tay, mà lại còn đau hơn cả dao? - Ảnh 2.
Vì sao tờ giấy trắng có thể cắt đứt tay, mà lại còn đau hơn cả dao? - Ảnh 3.

Ngoài ra, giấy được làm từ gỗ và hóa chất, khi bị cứa vào tay những vụn gỗ và hóa chất thường mắc lại trên vết thương. Hậu quả là vết thương dễ bị nhiễm trùng, khó lành hơn và gây đau nhức trong nhiều ngày.

Theo các chuyên gia, với những vết thương như giấy cứa, bạn nên rửa bằng nước sạch để phần nào loại bỏ những vụn gỗ và hóa chất độc hại còn vương lại nơi vết thương. Sau đó, dùng băng gạc băng vết thương để tránh nhiễm trùng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại