Vì sao tiêm kích F-22 hay F-35 của Mỹ vẫn có thể bị phòng không Nga bắn hạ?

Anh Minh |

Hệ thống S-400 Triumf SAM (SAM-surface to air missile hay tên lửa phòng không) của Nga và tiêm kích F-35 của Mỹ thường được mang ra đọ sức với nhau trong các tình huống chiến đấu giả định.

Các tổ hợp SAM thường được xếp chung với các tổ hợp tên lửa khác, các trạm radar, các trạm chỉ huy và điều khiển, và nằm gần các căn cứ không quân. Các yếu tố này được gọi chung là Hệ thống Phòng không Tích hợp (IADS).

Điều này khiến IADS rất nguy hiểm đối với máy bay chiến đấu, bao gồm cả tiêm kích tàng hình F-35 hay F-22 của Mỹ, vì nhiều SAM có thể nằm chờ phục kích bằng cách tắt hệ thống radar của chúng, cho phép không bị phát hiện.

Đồng thời, các hệ thống radar khác trong khuôn khổ IADS có thể chuyển tiếp thông tin mục tiêu về máy bay đang tiếp cận tới SAM.

F-35 có rất ít lựa chọn do Nga có rất nhiều IADS trải dài khắp đất nước, với 45 tiểu đoàn S-400, hàng chục tiểu đoàn S-300 cũ hơn và các SAM tầm ngắn khác. Một số chuyên gia còn tin rằng radar ABM của Nga có thể phát hiện F-35.

S-400 có phạm vi hoạt động vượt trội và được trang bị tên lửa tầm xa 40N6 có tầm bắn 400 km. Hơn nữa, các khẩu đội S-400 trung bình thường có rất nhiều loại đạn tiêu diệt các loại khí tài bay của đối phương, bao gồm cả máy bay tàng hình và công cụ gây nhiễu radar.

Tên lửa 40N6 dành cho hệ thống phòng không S-400 có thể tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm E3-Sentry, Hệ thống radar tấn công mục tiêu liên hợp E-8 (STARS) và máy bay do thám RC-135 Rivet Joint ‘Airseeker’ cùa Mỹ.

Trong khi tên lửa 9M96 và 48N6 của S-400, có tầm bắn từ 100 đến 200 km, có khả năng chống lại tiêm kích đối phương. Tên lửa 9M96 có thể chuyển hướng với lực G lên đến 20 và tấn công cả máy bay địch và tên lửa hành trình ở độ cao 5 mét so với mặt đất. Điều này khiến việc lợi dụng địa hình, bay thấp để chống lại S-400 trở nên vô nghĩa.

S-400 của Nga và tiêm kích F-35 của Mỹ thường được mang ra đọ sức với nhau trong các tình huống chiến đấu giả định.

Các tổ hợp SAM thường được xếp chung với các tổ hợp tên lửa khác, các trạm radar, các trạm chỉ huy và điều khiển, và nằm gần các căn cứ không quân. Các yếu tố này được gọi chung là Hệ thống Phòng không Tích hợp (IADS).

Điều này khiến IADS rất nguy hiểm đối với máy bay chiến đấu, bao gồm cả tiêm kích tàng hình F-35 hay F-22 của Mỹ, vì nhiều SAM có thể nằm chờ phục kích bằng cách tắt hệ thống radar của chúng, cho phép không bị phát hiện.

Đồng thời, các hệ thống radar khác trong khuôn khổ IADS có thể chuyển tiếp thông tin mục tiêu về máy bay đang tiếp cận tới SAM.

F-35 có rất ít lựa chọn do Nga có rất nhiều IADS trải dài khắp đất nước, với 45 tiểu đoàn S-400, hàng chục tiểu đoàn S-300 cũ hơn và các SAM tầm ngắn khác. Một số chuyên gia còn tin rằng radar ABM của Nga có thể phát hiện F-35.

S-400 có phạm vi hoạt động vượt trội và được trang bị tên lửa tầm xa 40N6 có tầm bắn 400 km. Hơn nữa, các khẩu đội S-400 trung bình thường có rất nhiều loại đạn tiêu diệt các loại khí tài bay của đối phương, bao gồm cả máy bay tàng hình và công cụ gây nhiễu radar.

Tên lửa 40N6 dành cho hệ thống phòng không S-400 có thể tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm E3-Sentry, Hệ thống radar tấn công mục tiêu liên hợp E-8 (STARS) và máy bay do thám RC-135 Rivet Joint ‘Airseeker’ của Mỹ.

Trong khi tên lửa 9M96 và 48N6 của S-400 , có tầm bắn từ 100 đến 200 km, có khả năng chống lại tiêm kích đối phương. Tên lửa 9M96 có thể chuyển hướng với lực G lên đến 20 và tấn công cả máy bay địch và tên lửa hành trình ở độ cao 5 mét so với mặt đất. Điều này khiến việc lợi dụng địa hình, bay thấp để chống lại S-400 trở nên vô nghĩa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại