Vì sao nhiều người còn trẻ nhưng suốt ngày nhắc đến tiền?

Cô Chang |

Bởi thời điểm đang tràn trề sức trẻ nhất, bạn lại nhận ra bản thân không có đủ tiền để giúp bản thân phát triển.

Công việc đầu tiên của tôi khi mới đến một thành phố lớn chính là thu ngân ca đêm, bắt đầu từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau của một cửa hàng tiện lợi. Trong 2 năm cuối đại đại học, tôi đã gắn bó với công việc này. Dù giờ giấc làm việc này không hề tốt cho sức khỏe cũng như việc học, nhưng vì thu nhập nhỉnh hơn ca ngày, nên đối với tôi, đây là sự lựa chọn hợp lý nhất.

Tôi nhớ, những ngày đầu tiên đi làm thì trước khi vào ca làm việc, tôi thường ghé qua một cái siêu thị to bên cạnh cửa hàng đang làm. Nhìn thấy gian hàng bán xoài giảm giá 30%, tôi lại nhìn nhầm thành 30 ngàn/cân. Thành ra tôi đã lấy một túi khoảng 4, 5 quả tự tin bước ra quầy thanh toán. 

Tuy nhiên, khi nhìn thấy giá tiền trên bảng thanh toán điện tử, tôi không thể tin vào mắt mình khi giá của túi xoài đó lên tới hơn 300 ngàn. Tôi lập tức tỏ ra lúng túng và nói: “Em có thể trả lại được không, bởi em không nghĩ nó đắt như vậy.” Chị thu ngân liền cười tươi và nói: “Không đắt đâu. Còn trẻ nên ăn ngon một chút có sao đâu.”

Vì sao nhiều người còn trẻ nhưng suốt ngày nhắc đến tiền? - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Tôi nhìn xuống những quả xoài, giá chiết khấu là gần 150 ngàn. Dù tôi đã ở thành phố này được 2 năm, tuy nhiên lần đầu tiên đi làm, còn chưa nhận được tháng lương đầu tiên. Mỗi lần thanh toán từng khoản tiền, tôi đều cảm thấy bản thân chẳng còn đồng nào nữa cả. Tính cả chi phí đi lại mỗi ngày cũng phải mất khoảng 20 ngàn bởi chưa có vé tháng. 

Ở thành phố đất đai đắt đỏ, mua một củ hành khô, một nhúm hành lá cũng đã tốn 10 ngàn, còn trứng thì 5 ngàn/ quả. Cho nên, tôi chỉ có thể ghé các siêu thị vào sát giờ đóng cửa, bởi thức ăn thừa trong ngày sẽ được giảm giá rất nhiều.

Mỗi ngày đi làm trong cửa hàng tiện lợi, tôi đều bắt gặp những người bạn sống cùng ký túc xá ghé qua mua vài gói mì, xúc xích ăn liền. Tôi cũng là một sinh viên đại học đang đi làm thêm, tôi thực sự không biết mình có thể ăn hơn 5 quả xoài với giá hơn 300 ngàn hay không. 

Quả xoài này quả thực không đắt, đối với những sinh viên đại học còn chưa ra trường, không có khái niệm đi làm thêm kiếm tiền thì thật sự không là gì cả. Nhưng đối với những sinh viên đi làm về lúc 6 giờ sáng, mới bước chân vào xã hội, để mua những món đồ xa xỉ đắt tiền này, tôi có lẽ vẫn chưa xứng đáng để ăn nó.

Vì sao nhiều người còn trẻ nhưng suốt ngày nhắc đến tiền? - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Tại sao tôi lại coi trọng tiền bạc khi chỉ mới 20 tuổi đầu? Bởi tuổi trẻ mới bước vào xã hội, đó là lúc chúng ta thiếu thốn vật chất nhiều nhất. Đó cũng là thời điểm mà chúng ta đang chờ được trải nghiệm để tích lũy kiến thức, chờ khám phá ra kỹ năng mới, chờ tiến bộ, chúng ta có đầy hy vọng và ước mơ nhưng lại bị thực tế không có đủ tiền đánh gục.

Tôi cũng nhớ cuộc sống hai năm đầu khi mới vào đại học, khi tôi không có tiền và tôi liên tục gọi điện về để xin gia đình. Tôi tự do ăn tiêu mà không bị ai gò bó, tôi có thể mua bất cứ thứ gì tôi thích, và ăn bất cứ thứ gì tôi muốn.

Sang năm 3, trưởng thành hơn về suy nghĩ, tôi nhận ra bản thân không thể hoang phí trên nền tảng tiết kiệm của bố mẹ ở quê. Tôi cũng mong muốn sau khi ra trường được vài năm đã có công việc ổn định, có một khoản tiền để dành. 

Ngay cả khi tôi không thể mua nhà hoặc xe hơi, ít nhất tôi có thể tự tin mua một loại trái cây nào đó mình thích mà chẳng cần để ý tới những cái tag thông báo món đó có giảm giá hay không.

Nguồn ảnh: Weheartit

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại