Bạn có thể phải chịu thua thiệt vì sự tử tế của mình
Một câu chuyện về hai bé trai được sinh ra trong hai gia đình có hoàn cảnh tương tự trong cùng một khoảng thời gian.
Chúng có chỉ số IQ và xu hướng phát triển giống nhau, nhưng lại rất khác nhau về tính cách.
Một cậu bé là đứa trẻ tốt bụng nhất khu phố, trong khi cậu bé kia lại rất dữ dằn, không e ngại làm phiền hay nổi giận với người khác.
Khi chúng lớn lên, sự khác biệt về tính cách này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc của chúng?
Để tìm ra câu trả lời, bạn cần tìm hiểu rất nhiều thông tin về những người trẻ qua các công việc trọn đời của họ.
Chỉ có như vậy mới có thể nhận ra được ảnh hưởng của tính cách cá nhân đối với thành công và số tiền kiếm được của một người.
Gần đây, nhà kinh tế học Miriam Gensowski của đại học Copenhagen đã nghiên cứu kĩ các thông tin này.
Trong nghiên cứu gần nhất được công bố trên tạp chí Labour Economics, Gensowski đã phân tích các số liệu từ nghiên cứu Terman – một nghiên cứu tâm lý lớn trên hơn 1.000 người dân Canada với chỉ số IQ cao trên 140, trong độ tuổi 18 đến 75, bắt đầu được tiến hành từ năm 1922.
Tất cả những đối tượng của nghiên cứu đều có tài năng tương tự nhau, nhưng Gensowski nhận ra rằng số tiền họ kiếm được khác nhau phụ thuộc rất lớn vào tính cách.
Số liệu thu thập từ khi mà rất ít phụ nữ đi làm bên ngoài, nên Gensowski không thể đưa ra kết luận nào về việc tính cách ảnh hưởng thế nào đến công việc của phụ nữ.
Nhưng với nam giới, kết quả rất rõ ràng – có 3 nét tính cách giúp mức lương của họ cao hơn hẳn.
Hai tính cách đầu không hề lạ lẫm là sự tận tâm (làm việc chăm chỉ và đáng tin cậy) và tính hướng ngoại (là người thích giao tiếp với người khác).
Nhưng nét tính cách cuối cùng sẽ khó chấp nhận hơn với một số người.
Gensowski nhận thấy một người đàn ông càng ít tốt tính (cụ thể là càng ít tử tế) sẽ càng kiếm được nhiều, đặc biệt là càng về sau, khi có thể vươn lên chức lãnh đạo.
Bà còn viết trong bài đăng trên HBR: “Những người đàn ông tận tâm và hướng ngoại hơn cũng như ít tử tế hơn sẽ thu được nhiều lợi ích hơn trong khoảng 40 đến 60 tuổi.
Người dễ tính hơn thường thân thiện và tốt bụng với mọi người lại có thu nhập thấp hơn.
Những người cực tốt (chiếm 20%) sẽ kiếm được ít hơn khoảng 270.000 USD trong suốt một đời so với người có mức độ tốt trung bình.
Ảnh hưởng này thường lớn đối với những người học cao, có bằng cấp.
Vì sao lại như vậy?
Nghiên cứu này là bằng chứng khoa học cho câu chuyện cũ về việc người tốt thường thua thiệt, nhưng chính xác là vì sao?
Gensowski không đưa ra bất kì câu trả lời cuối cùng nào, nhưng mọi người đều thích tự suy đoán như vậy – dựa vào sự thật rằng chúng ta, trừ những vận động viên và người mẫu ra, thường nhận được nhiều lợi ích hơn khi càng làm việc lâu dài.
Shana Lebowitz của Business Insider viết trong phần nhận xét của nghiên cứu này: “Một số liệu khác đã cho rằng những người tốt tính, đặc biệt là đàn ông, thường ít có khả năng giữ vị trí lãnh đạo hơn.
Trong cuốn sách “Các thói quen của người lãnh đạo” năm 2013, nhà tâm lý học Art Markman đã chỉ ra rằng nhân viên đánh giá cao những vị lãnh đạo đưa ra các góp ý thẳng thắn – và người tốt tính thường khó đưa ra lời phê bình”.
Nhưng mặc dù người tốt phải rất khó khăn để thăng tiến hay sự tử tế lại gây cản trở hiệu suất làm việc của họ, một sự thật khắc nghiệt vẫn tồn tại, là nếu bạn muốn leo lên vị trí lãnh đạo thì làm người tốt có thể sẽ ảnh hưởng tới cơ hội của bạn.
Nếu đó là mục tiêu cuộc đời, có lẽ bạn không nên tốt bụng thái quá, mà việc học nói ít hơn và đưa ra góp ý thẳng thắn có thể cải thiện cơ hội bản thân đấy.