Bạn đã bao giờ đọc các bài báo nói về những gia đình giàu có, hay người khá giả có một cơ ngơi đồ sộ, nhưng cuối cùng lại nói rằng, họ hầu như vẫn cảm thấy nghèo chưa? Nhiều người dễ dàng kiếm được 350.000 đô la chỉ trong một năm nhưng vẫn không cảm thấy đầy đủ và giàu có. Họ thường phàn nàn và cố gắng lao đầu vào công việc nhiều hơn.
Trên thực tế, điều này không có gì là ngạc nhiên. Bởi lẽ, con người thường dễ mắc vào chiếc bẫy kiếm tiền và cảm thấy mình không đầy đủ giống như những người xung quanh. Họ cảm thấy mình không hài lòng với số tiền mình kiếm được và bất chấp mọi thứ để vùi mình vào vòng xoáy của tiền bạc.
Tuy nhiên, tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos từng nói: "Bạn đừng đem số tiền mồ hôi nước mắt của mình đi so sánh với người khác để làm việc một cách mù quáng. Hãy xem xét kỹ thực tế tài chính và nguyện vọng của bạn để đưa ra số tiền mà bạn mong muốn có được".
1. Mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc
Khoản tiền mà bạn kiếm được, có thể tạo nên sự khác biệt giữa bạn với những người xung quanh. Điều này tùy thuộc vào hoàn cảnh, công việc, tỷ giá của đồng tiền cũng như giá trị của bạn để làm ra nó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang tranh luận về việc, liệu có tiền bạc có ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta không?
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không có con số giới hạn và rõ ràng về một khoản tiền sẽ đem lại cho bạn hạnh phúc. Bởi lẽ, khoản tiền mà bạn làm ra sẽ rất dễ bị đem đi so sánh với người khác. Ví dụ, nếu bạn kiếm được số tiền trên khoảng 75.000 đô la/ năm và những người xung quanh bạn chỉ kiếm được 50.000 đô la/ năm, bạn sẽ cảm thấy hài lòng với thành quả của mình. Ngược lại, nếu bạn kiếm được 50.000 đô la/ năm và mọi người kiếm được 75.000 đô la/ năm, bạn sẽ thường cảm thấy lo lắng, nghĩ mình chưa đủ cố gắng để đạt được số tiền như trên.
Qua đó, theo thông tin đang được nghiên cứu, hầu như tất cả mọi người đều đồng ý và nghĩ rằng, việc kiếm được nhiều tiền hơn sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn. Cũng có người cho rằng, mỗi đô la kiếm được sẽ làm cho cuộc sống của bạn ít khó khăn đi một chút.
2. Đặt mục tiêu cho số tiền của bạn
Có một cách để tính toán và kiểm soát số tiền của bạn nhất, đó là đặt mục tiêu cho số tiền đó. Bạn cần đưa ra khoản tiền cố định mà mình có thể kiếm được, dựa trên sự thích thú của bạn chứ không phải là do áp lực từ những người xung quanh. Đây cũng là mục tiêu của một phong trào quen thuộc – “Phong trào FIRE” - một trào lưu sống hướng tới mục tiêu làm chủ hoàn toàn về tài chính, đồng thời, nỗ lực tiết kiệm các khoản thu nhập để tạo cơ hội nghỉ hưu sớm. Phong trào FIRE khuyên bạn hãy tiết kiệm số tiền của mình làm ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để có thể chi tiêu cho cuộc sống an nhàn sau này.
Bên cạnh đó, có nhiều công cụ tính toán về mức lương khác cũng được áp dụng. Tuy nhiên, theo suy nghĩ đơn giản của nhà văn Brad Stollery, anh kể cho mọi người một câu chuyện:
Giả sử, bạn là 1 trong 5 người được một nhà từ thiện bí ẩn lựa chọn để tham gia một cuộc thi. 5 người trong số các bạn đều có mức nợ và chi phí sinh hoạt tương đương với nhau. Tất cả các bạn đều ở độ tuổi gần như nhau, đều khỏe mạnh như nhau với lối sống vừa phải... Một đại diện của nhà tài trợ sẽ tiếp cận từng người với 1 tờ séc trắng và 1 cây bút.
Họ bắt đầu đặt câu hỏi sau: “Bạn hãy viết vào tờ séc một con số. Sau khi viết con số đó, ngay lúc này, bạn có thể nghỉ hưu. Tuy nhiên, với điều kiện là bạn sẽ không bao giờ nhận thêm một đô la thu nhập (từ bất kỳ nguồn nào) trong suốt phần đời còn lại của bạn?”.
Theo đó, ai là người viết số tiền thấp nhất trên tờ séc sẽ được hưởng số tiền đó, còn 4 người còn lại sẽ thua cuộc. Thử thách này vừa đòi hỏi bạn phải hướng tới số tiền cao nhất mà bạn cần để nuôi sống gia đình, bản thân cũng như ít hơn so với 4 người còn lại. Điều này giúp bạn tính toán được rõ hơn những gì mình cần cho cuộc sống và thứ gì có thể loại bỏ để không phung phí tiền bạc.
Kể cả sau cuộc thi, bạn có thua, nhưng bản thân bạn vẫn biết được số tiền mà mình mong muốn là bao nhiêu để từ đó có thể tiếp tục cố gắng kiếm đủ khoản tiền đó và không cảm thấy mệt mỏi, lo lắng vì bản thân chưa đủ nỗ lực như những người xung quanh.
Đó là những cách dễ dàng mà bạn có thể thử nghiệm trong cuộc sống để xác định được số tiền mà mình mong muốn trong cuộc đời. Nếu bạn vẫn chạy vào vòng xoáy của tiền bạc, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy mệt mỏi cũng như đánh mất bản thân, thời gian của mình cho những chuyện quá đỗi xa vời.