Sở dĩ có sự thất vọng này là vì trong các tác phẩm văn học, các tài liệu được lưu truyền lại đều mô tả về nét đẹp chim sa cá lặn, nghiêng nước nghiêng thành của các cung tần mỹ nữ xưa.
Thục phi Văn Tú ngoài đời thực và trong phim Mạt Đại Hoàng phi.
Trên phim càng lộng lẫy và xinh đẹp bao nhiêu, các cung tần mỹ nữ lại gây... thất vọng bấy nhiêu bởi hình ảnh thực.
Cẩn Phi thực tế và Cẩn Phi do Lưu Đào thể hiện trong tác phẩm điện ảnh Kiến đảng vỹ nghiệp.
Do vậy, khi trông thấy sự khác biệt quá lớn giữa phim ảnh và đời thực, nhiều người đã bị sốc thực sự.
Không chỉ có thế, dòng phim cổ trang của Trung Quốc cũng tạo ra các tạo hình cổ trang đẹp xuất sắc cho các diễn viên, khiến mọi người cho rằng ngày xưa các cung tần mỹ nữ phải đẹp lắm.
Thực tế, trong hai tiêu chuẩn chọn tú nữ thời Thanh không hề nhắc đến hai từ “xinh đẹp”, nó công khai bao gồm: Một là phẩm đức, hai là gia thế. Tướng mạo không quan trọng, nếu tú nữ quá xinh đẹp, sẽ có mối nguy từ việc hoàng đế đắm chìm vào nữ sắc và hậu cung sóng gió vì ghen tuông.
Hình ảnh của Thục phi Văn Tú.
Từ Hy Thái hậu từng nổi tiếng với "nhan sắc không tuổi" cũng có nhan sắc không hề nổi bật.
Trân Phi, sủng phi của hoàng đế Quang Tự có vẻ đẹp phúc hậu nổi bật nhất.
Từ thời Quang Tự, tú nữ tham tuyển hậu cung chỉ giới hạn trong các cô gái Bát Kỳ người Mãn Thanh, không chọn người Hán.
3 năm một lần, Bộ Hộ sẽ tổ chức chọn tú nữ trong đội Bát Kỳ vào cung. Điều kiện tham gia: Các cô gái trong đội Bát Kỳ từ 13 đến 16 tuổi, khỏe mạnh không khuyết tật.
Cuộc tuyển chọn sẽ diễn ra tại Tĩnh Di Hiên, Ngự Hoa Viên trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Người được chọn "sẽ được kết hôn với Hoàng đế, hoàng tôn, hoặc được chỉ hôn với hoàng thân quốc thích.
Trước hết, công tác tuyển chọn cần nghiêm ngặt qua nhiều khâu sàng chọn.
Tại vòng sơ loại, những tú nữ đều phải được thái giám kiểm tra vóc người, ngoại hình bên ngoài. Tiếp đó, phải qua vòng kiểm tra khắt khe của các ma ma lão luyện trong cung. Tại vòng kiểm tra này, các tú nữ phải cởi sạch quần áo để ma ma kiểm tra, đồng thời, họ phải tiến hành nghiệm thân, chứng minh bản thân còn trinh tiết, chứng minh bản thân có những tài năng gì.
Tất cả những vòng kiểm tra ngặt nghèo này nhằm đảm bảo rằng những tú nữ này không có bất kỳ tỳ vết nào.
Khi đạt tiêu chuẩn, những tú nữ mới được vào vòng tiếp theo, đứng trước mặt hoàng thượng và hoàng hậu cùng các hoàng thân quốc thích.
Cũng bởi trải qua tầng tầng lớp lớp kiểm tra, kiểm nghiệm, thử thách, vẻ ngoài xinh đẹp xuất sắc đã không còn là quan trọng nhất.
Trên thực tế, hậu cung nhà Thanh tuyển tú coi trọng nhất là gia thế của tú nữ đó, tiếp đến là phẩm đức, tính cách, không quan trọng có xinh đẹp tuyệt mỹ hay không.
Bên cạnh đó, còn có một số hoàng đế vì sợ "hồng nhan họa thủy", để lại tiếng xấu cho muôn đời, có điều kiêng kỵ với những tú nữ có dung mạo mỹ miều. Vì vậy, đôi khi xinh đẹp xuất sắc lại trở thành lý do bị đào thải, không được lựa chọn của các tú nữ.