'Vật báu' của giới nhà giàu bị bóp nghẹt, David Beckham đổ tiền đầu tư: Thách thức mới với giới làm luật!

Minh Đức |

Vì sao David Beckham lại làm vậy?

Ford Bronco từ khoảng năm 1966 lắp đặt trên gầm xe điện dành riêng cho chiếc xe. Ảnh: Zelo Labs

Ford Bronco từ khoảng năm 1966 lắp đặt trên gầm xe điện dành riêng cho chiếc xe. Ảnh: Zelo Labs

Ngành công nghiệp ô tô thế giới hiện nay đang trải qua một cú rẽ đầy bất ngờ mang tên xe điện. Trong diễn biến môi trường ngày càng có các thay đổi tiêu cực, nhà làm luật đã siết chặt chính sách môi trường, thúc đẩy các nhà sản xuất xe phải nghiên cứu việc cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính CO2.

Thực tế, ngay cả khi tuân thủ theo các quy định đó, biến đổi môi trường vẫn trầm trọng hơn theo từng năm. Điều này đã dẫn tới một kết quả mới: Thế giới cần thay đổi toàn diện, ngành xe cần thanh đổi toàn diện.

'VẬT BÁU' CỦA GIỚI NHÀ GIÀU BỊ BÓP NGHẸT

Vật báu của giới nhà giàu bị bóp nghẹt, David Beckham đổ tiền đầu tư: Thách thức mới với giới làm luật! - Ảnh 1.

2015 Ford Mustang EcoBoost Turbo 2.3L I4 310 mã lực / 434Nm. Ảnh: LS2

Hiện tại, một trong các hướng làm của các nhà sản xuất để tuân thủ quy định về khí thải là loại bỏ khối động cơ nạp khí tự nhiên có dung tích lớn đi, thay vào đó là khối động cơ tăng áp nhỏ hơn, tiết kiệm hơn nhưng vẫn đảm bảo về mặt công suất. Điển hình cho việc này chính là Ford Mustang với khối động cơ EcoBoost.

Tất nhiên, khi Ford trang bị khối động cơ turbo trên những mẫu xe cơ bắp luôn nổi tiếng với việc sử dụng động cơ V8 dung tích lớn, nạp khí tự nhiên hoặc dùng bộ siêu nạp (Supercharger) thì việc vấp phải chỉ trích của người dùng là rõ. Tuy nhiên, nhìn vào mức tiêu thụ năng lượng thì rõ ràng đây là một lợi thế lớn.

Vật báu của giới nhà giàu bị bóp nghẹt, David Beckham đổ tiền đầu tư: Thách thức mới với giới làm luật! - Ảnh 2.

Mức tiêu thụ năng lượng của 2 đời Ford Mustang. Ảnh: Minh Đức

Thế nhưng, chỉ mới đây thôi, ngành công nghiệp ô tô đã đi sang một hướng khác hoàn toàn: lên kế hoạch loại bỏ hoàn toàn động cơ đốt trong truyền thống. Có lẽ các nhà sản xuất không muốn phải thay đổi quá gấp, nhưng đó đã gần như trở thành điều bắt buộc. Châu Âu mới đây đề xuất quy định mới, cấm toàn bộ việc bán xe sử dụng động cơ đốt trong được sản xuất mới từ năm 2035, sớm hơn rất nhiều so với 2050 trước đó.

Không chỉ châu Âu, dù chính sách liên bang của Mỹ chưa đề cập về việc cấm bán xe sử dụng động cơ đốt trong nhưng hiện nay, đã có tới 14 bang đang tính toán tới việc cũng cấm bán giống châu Âu, dự định cũng bắt đầu từ 2035.

Vật báu của giới nhà giàu bị bóp nghẹt, David Beckham đổ tiền đầu tư: Thách thức mới với giới làm luật! - Ảnh 3.

Hơn một nửa số ô tô tại Na Uy chạy bằng điện, đạt tỷ lệ cao nhất thế giới. Ảnh: The NY Times

Trước những dấu hiệu tại các thị trường đặc biệt quan trọng này, hàng loạt nhà sản xuất đã phải đưa ra kế sách điện hóa toàn bộ dòng xe của mình. Có thể kể tới Bentley, Mercedes, Cadillac, Mini, Volvo… sẽ điện hóa toàn bộ dòng sản phẩm vào 2030.

Hơn cả việc cấm bán vào 2035, tại Vương Quốc Anh hiện nay đã xuất hiện một số lời kêu gọi cấm luôn cả các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong đi vào trong khu vực nội đô, theo thông tin từ Driving.co.uk.

Vật báu của giới nhà giàu bị bóp nghẹt, David Beckham đổ tiền đầu tư: Thách thức mới với giới làm luật! - Ảnh 4.

Biển báo "Khu vực có mức khí thải cực thấp – mọi lúc" trên đường phố London, chặn bớt các phương tiện không đủ tiêu chuẩn. Ảnh: Buro Hapold

Không chỉ những mẫu xe được sản xuất mới bị tác động mạnh bởi các vấn đề trên, những mẫu xe cổ - chứng nhân lịch sử của ngành công nghiệp ô tô, cũng sẽ đối diện với một "án tử". 

Cụ thể, xe cổ sẽ không biến mất khỏi thế giới này, nhưng nhiều khả năng xe cổ sẽ không có cơ hội được lăn bánh một cách hợp pháp và thoải mái trên đường công cộng do không thể đạt yêu cầu về khí thải.

Trong trường hợp không được lăn bánh, những "vật báu" của giới nhà giàu với đầy giá trị tinh thần ấy sẽ chỉ có thể nằm im lìm buồn bã trong viện bảo tàng, hoặc trong gara của một nhà sưu tầm nào đó. 

Vật báu của giới nhà giàu bị bóp nghẹt, David Beckham đổ tiền đầu tư: Thách thức mới với giới làm luật! - Ảnh 5.

Chiếc xe cổ Ferrari 250 GTO đời 1963 là mẫu xe đắt nhất thế giới với giá trị lên đến 52 triệu USD

TIA SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM

Trong tình thế này, một "tia sáng cuối đường hầm" đã xuất hiện, mang tên "điện hóa". Vị sứ giả tương lai này mang tới vô vàn lợi ích vừa hợp lý, vừa hợp thời.

Vật báu của giới nhà giàu bị bóp nghẹt, David Beckham đổ tiền đầu tư: Thách thức mới với giới làm luật! - Ảnh 6.

Khoang động cơ toàn đồ điện của chiếc Chevrolet Camaro SS đời 1969. Ảnh: EET Asia

Đầu tiên, một chiếc xe điện sẽ là một phương án hợp lý với bối cảnh môi trường hiện nay. Hiển nhiên, một chiếc xe chạy điện sẽ không tạo ra khí thải gây hại tới môi trường. Và cũng vì không cần sử dụng năng lượng hóa thạch như xăng, dầu, nguồn năng lượng quý giá này vì thế sẽ được bảo tồn và lưu giữ cho thế hệ sau.

Tiếp theo, điện hóa một chiếc xe cũng khiến nó trở nên hợp thời hơn với với tình thế. Khi các mẫu xe điện xuất hiện ngày càng nhiều, xe sử dụng động cơ đốt trong dần bị cấm thì việc tìm được nơi để nạp xăng sẽ trở nên khó hơn rất nhiều.

Vật báu của giới nhà giàu bị bóp nghẹt, David Beckham đổ tiền đầu tư: Thách thức mới với giới làm luật! - Ảnh 7.

Robert Anderson và chiếc xe (được cho là) chạy điện đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Digit

Trên thực tế, xe điện không phải là một sáng kiến mới mẻ. Chiếc xe điện đầu tiên trên thế giới thậm chí xuất hiện trước chiếc xe gọi là ô tô đầu tiên trên thế giới do Karl Benz chế tạo những 50 năm.

Chiếc xe đầu tiên có động cơ điện do Robert Anderson người Scotland chế tạo trong khoảng 1832 đến 1839. Chiếc xe này sử dụng loại ắc quy Galvanic so với thời nay thì vô cùng lỗi thời, đơn giản chỉ vì ắc quy Galvanic không thể sạc được.

Nhưng xe điện thời nay thì khác: động cơ điện hay pin có kích thước nhỏ hơn nhưng khỏe hơn, khả năng di chuyển có thể nói là tương đối tốt.

Theo Insideev, chiếc xe điện nhanh nhất thế giới hiện nay thuộc về mẫu Rimac Nevera với 1914 mã lực / 2360Nm mô-men xoắn, tốc độ tối đa 412km/h, tăng tốc 0-100km trong 1,97 giây. Chiếc xe này sử dụng 4 động cơ điện, tạm tính trung bình mỗi động cơ sản sinh công suất lên tới 478,5 mã lực và 590Nm mô-men xoắn. Một trong những chiếc xe điện có quãng đường di chuyển lớn nhất hiện nay là 2022 Tesla Model S Long Range với quãng đường hơn 660km/lần sạc.

Siêu xe điện Rimac Nevera có giá lên tới 2,4 triệu USD

Chính nhờ sự phát triển mạnh của công nghệ xe điện ngày nay, lối thoát cho những chiếc xe cổ đã sáng tỏ: điện hóa. Điện hóa một mẫu xe cổ mang tới cho chủ nhân lợi ích rất lớn. Bên cạnh việc loại bỏ được rất nhiều chi phí đại tu, sửa chữa nhờ hệ truyền động điện bền hơn thì theo chuyên gia bảo hiểm xe cổ Adrian Flux, giá trị của mẫu xe sẽ tăng lên, tùy thuộc vào các yếu tố như độ phức tạp, giá trị linh kiện, người thực hiện…

DAVID BECKHAM LAO VÀO ĐẦU TƯ

Điện hóa một mẫu xe cổ dường như sẽ thực sự trở thành một xu hướng rất tiềm năng. Nhờ việc hoán đổi với hệ truyền động có thể hoạt gần như độc với hệ thống cũ, một xu hướng mới có thể nổi lên: chuyển đổi những mẫu xe được xem như phế thải thành một chiếc xe hoạt động bình thường.

Vật báu của giới nhà giàu bị bóp nghẹt, David Beckham đổ tiền đầu tư: Thách thức mới với giới làm luật! - Ảnh 9.

Khối động cơ tháo bỏ ra hoàn toàn có thể trở thành một món đồ trang trí. Ảnh: Lunaz

Nói cách khác, miễn là lớp vỏ xe cổ còn đủ nguyên vẹn, ta có thể có ngay một chiếc xe ‘cổ’ hoạt động bình thường.

Nhìn rộng ra, có thể thấy rằng việc một chiếc xe cổ hoạt động bình thường trên đường giờ đã quá đơn giản. Có lẽ, trong một tương lai không xa, đối tượng có thể thực sự tận hưởng cảm giác ngồi trên một mẫu xe cổ, vi vu phố sá sẽ không còn bó hẹp với giới nhà giàu nữa, vì khi yêu cầu kỹ thuật giảm, giá sẽ giảm và nhiều người sẽ tiếp cận được.

Tất nhiên, việc hoán cải như vậy không làm cho những mẫu xe cổ thực sự với khối động cơ đốt trong nguyên bản mất đi giá trị, có thể lại còn khiến giá trị chúng tăng lên. Nhưng điều đáng nói ở đây là việc xe cổ đã có nhiều hơn cơ hội tiếp cận với người yêu chúng.

Nếu không nhìn thấy cổng sạc, hiếm ai tin chiếc Mini Morris từ những năm 1960 này là một chiếc xe điện. Ảnh: electricmini.nl

Có lẽ do nhìn nhận được xu thế này, nhiều người đã không ngần ngại thành lập công ty, kêu gọi vốn để bắt nhịp sớm nhất với xu hướng. Có thể gọi tên một số công ty đã và đang cung cấp dịch vụ hoán đổi những chiếc xe cổ thành một chiếc xe điện này như Electrogenic, EV West, Garage Italia, Totem Automobili hay Lunaz. 

Đáng chú ý, Lunaz có một vị cổ đông vô cùng nổi tiếng, đó chính là David Beckham. Theo Bloomberg, đầu tháng 6 vừa qua công ty đầu tư của Beckham đã mua 10% cổ phần của Lunaz với ý định rõ ràng về chiến lược này. 

Tại Lunaz, việc chuyển đổi một chiếc xe cổ thành xe điện được thực hiện bước đầu bằng việc thay đổi toàn diện hệ thống khung gầm, hệ thống truyền động và hệ thống treo, sau đó loại bỏ động cơ đốt trong thay thế bằng động cơ điện, bài viết của Bloomberg nêu.  

David Beckham (áo nâu trong ảnh) từng nói: "Lunaz là đại diện tiêu biểu cho những giá trị tinh tế nhất của nước Anh, thể hiện ở cả công nghệ lẫn ý tưởng thực hiện". Ảnh: newspress

Tiềm năng là vậy, nhưng những mẫu xe điện hoán cải kiểu này lại đang khiến giới làm luật đau đầu.

Tất nhiên, vấn đề không liên quan đến khí thải nữa vì những chiếc xe này dù có giữ lại động cơ hay không thì hệ truyền động điện mới là thứ giúp chiếc xe di chuyển.

Điều mà những chiếc xe ‘cổ’ này thách thức giới luật pháp lại chính là độ an toàn. Cần nhớ rằng những chiếc xe ‘cổ’ này được xây dựng dựa trên nền tảng của một chiếc xe cũ. Dù chiếc xe được sản xuất ban đầu tốt đến mấy thì qua thời gian vẫn sẽ có những chi tiết bị thời gian ăn mòn, giúp độ an toàn tổng thể của chiếc xe giảm xuống. Chưa kể tới các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của riêng chiếc xe đó.

Khi một phương tiện có độ an toàn kém hơn so với những chiếc xung quanh, chiếc xe lại trở thành một mối nguy tiềm tàng. Thêm vào đó là các vấn đề khác liên quan tới thủ tục hành chính như đăng ký, đăng kiểm xe.

Chiếc Jaguar XJK 120 từ những năm 1951 do Lunaz hoán cải thành xe điện. Ảnh: Lunaz

Như vậy, giới chơi xe cổ tuy có một tương lai sáng lạn cho thú vui của mình, nhưng tương lai này thành sự thật tới đâu hông thì vẫn còn là một dấu hỏi. Các quốc gia và khu vực sẽ đối diện với vấn đề này ra sao? 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại