Có vỏ giáp bảo vệ chắc chắn như xe tăng, hệ thống liên lạc hiện đại, cùng hỏa lực mạnh mẽ, T15 Armata được coi là kỳ quan công nghệ quân sự Nga thời kỳ hậu Xô Viết. Chúng xứng đáng là đối thủ của những xe bọc thép hiện đại của phương Tây.
Những xe bọc thép Liên Xô trước đây mặc dù được đánh giá cao về hỏa lực, nhưng lại "đuối" về vỏ giáp bảo vệ cũng như hệ thống điện tử so với sản phẩm phương Tây. Xe bọc thép T-15 Armata ra đời đã giúp Nga khắc phục được hoàn toàn những điểm yếu trước đây.
T-15 Armata là sự kết hợp đặc điểm của hai loại xe quân sự — xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép hạng nặng ra mắt vào năm 2015.
Nếu như thời chiến tranh lạnh xe tăng được coi là vũ khí chủ đạo do sức mạnh và khả năng nhanh chóng di chuyển sâu vào phòng tuyến của đối phương.
Thì trong thời kỳ mới (cuối Chiến tranh Lạnh đến nay), quân đội hiện đại phải chiến đấu kéo dài trong không gian đô thị (ví dụ như ở Beirut, Grozny, Fallujah, Gaza hoặc Aleppo), khi đó xe chiến đấu bộ binh sẽ đóng vai trò quan trọng.
Vừa có hỏa lực cực mạnh, vừa có thể chở quân len lỏi vào các chiến trường đô thị ác liệt, chính vì thế xe chiến đấu bộ binh ngày nay đóng một vai trò rất quan trọng.
Theo những thông tin được Nga công khai, T-15 được bọc giáp hạng nặng có khả năng chống chịu tốt trước các vũ khí chống tăng, đặc biệt nó được tăng cường khả năng bảo vệ để chống kiểu tấn công đột nóc từ trên cao như của tên lửa Javelin.
T-15 Armata có trọng lượng chiến đấu là 45 tấn, nhưng lại có thể tăng tốc tới 70 km/h, vượt BMP "Bradley" tốc độ cao của Mỹ, tuy loại này chỉ nặng khoảng 30 tấn.
Ngoài ra, T-15 Armata được trang bị một trong những hệ thống chống tên lửa "Kornet" mạnh nhất trên thế giới.
Vũ khí chính gồm 1 pháo tự động 2A42 cỡ 30 mm với 500 viên đạn, trong đó có 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phân mảnh. Pháo có tầm bắn khoảng 4.000 mét.
Hai bên tháp pháo lắp 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-EM có tầm bắn tối đa từ 8 - 10 km, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm với cơ số 2.000 viên đạn.
Đặc biệt, T-15 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có khả năng tự động tìm kiếm mục tiêu trong nhiều dải quang phổ khác nhau ở chế độ chủ động và thụ động.
Để phát hiện mục tiêu được ngụy trang, T-15 được trang bị thiết bị ngắm quang học.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-15 có thể tham chiến đồng thời với 2 mục tiêu.
Xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata được trang bị các hệ thống bảo vệ kết hợp, bổ sung giáp phản ứng nổ kép Malachit và hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit, hệ thống bảo vệ quang - điện tử và một tổ hợp chế áp tín hiệu radio.
Với sự xuất hiện của T-15 Armata, Nga hoàn toàn tự tin về sức mạnh vượt trội trước các loại xe bọc thép của phương Tây.