Ukraine nã 3.600 quả đạn vào Crimea, Nga tung "quân bài" lần đầu lộ diện: Kiev cấp báo, tên lửa Mỹ lâm nguy

Tùng Chi |

Cuộc tấn công mới nhất của Ukraine vào Crimea đã khiến các tổ hợp phòng không tiên tiến của Nga bị phá hủy. Moscow lập tức đáp trả bằng cách triển khai vũ khí lần đầu tham chiến.

Ukraine chọc thủng "ô phòng

không", Nga hành động khẩn

Theo tờ Business Insider (BI) ngày 13/6, các cuộc tấn công mới nhất của Ukraine nhằm vào Crimea đã cho thấy cách tên lửa đời cũ hơn nhưng do phương Tây cung cấp có thể đánh bại các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga.

Trước đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết, lực lượng của họ đã nhắm mục tiêu vào 2 đơn vị phòng không S-400 và 1 đơn vị phòng không S-300 của Nga tại Crimea trong đêm 9/6, rạng sáng 10/6, gây thiệt hại đáng kể cho 2 đơn vị trong số này.

Theo Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW, trụ sở tại Washington), ít nhất 12 tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine, với tổng cộng 3.600 quả đạn con (mỗi tên lửa mang 300 quả đạn) đã trút xuống bán đảo do Nga kiểm soát. Bộ Tổng tham mưu Ukraine tuyên bố, không có tên lửa nào của họ bị phòng không Nga đánh chặn.

Ukraine nã 3.600 quả đạn vào Crimea, Nga tung

Ukraine đã bắn ít nhất 12 tên lửa ATACMS trong cuộc tấn công đêm 9/6 vào Crimea. Ảnh: Forbes Network

Ông Rajan Menon – Giám đốc chương trình chiến lược tại tổ chức nghiên cứu Defense Priorities (Mỹ) nhận định, S-400 là "hệ thống phòng không hàng đầu" của Nga, tuy nhiên tại Ukraine, hiệu suất hoạt động của tên lửa này không nhất quán, dẫn tới việc Ukraine có thể phá hủy một số tổ hợp.

Vào tháng 11 năm ngoái, theo Bộ Quốc phòng Anh, Ukraine có thể đã loại bỏ ít nhất 4 hệ thống phòng không tầm xa của Nga chỉ trong 1 tuần. Theo các báo cáo từ phía Nga, 3 tổ hợp trong số này là S-400.

Cùng thời điểm đó, một kênh Telegram của Nga dẫn nguồn từ "các cơ quan cảnh sát và quân sự Nga cho biết", Kiev đã sử dụng tên lửa ATACMS trong cuộc tấn công này.

Ngoài tên lửa Mỹ, ông Ian Williams – cựu Phó Giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng, S-400 "dường như còn gặp khó khăn trước tên lửa Storm Shadow do Anh-Pháp cung cấp cho Ukraine".

"Tên lửa Ukraine đang lọt qua (hệ thống phòng không của Nga) với tỷ lệ cao tới mức chúng thực sự gây ra vấn đề cho Moscow" – Chuyên gia Fredrik Mertens tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague nói với BI.

Ukraine nã 3.600 quả đạn vào Crimea, Nga tung

Nhờ có tên lửa phương Tây, Ukraine được cho là đã phá hủy được một số hệ thống S-400 của Nga. Ảnh: EurAsian Times

George Barros – chuyên gia phân tích về Nga tại ISW nhận định, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn với Nga trong thời gian tới.

Việc một số nước ủy quyền cho Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công các mục tiêu quân sự của Nga (kể cả trong lãnh thổ Nga) sẽ gây nguy hiểm cho S-400 và các hệ thống phòng không khác từng nằm ngoài phạm vi tấn công của Ukraine.

Kiev vào tháng trước cũng tuyên bố họ đã sử dụng ATACMS để tấn công bến phà Kerch của Nga đi qua Crimea.

Trước những diễn biến này, ông Philip Karber – nhà phân tích quân sự chuyên các vấn đề về Ukraine – cho rằng, Kiev hiện có thể sử dụng ATACMS để khiến Crimea trở nên "vô giá trị về mặt quân sự".

S-500 lần đầu tham chiến,

tên lửa Pháp-Mỹ lâm nguy

Trước các vụ tấn công liên tục của Ukraine nhằm vào hệ thống phòng không Nga tại Crimea, theo tạp chí Newsweek (Mỹ) ngày 13/6, Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (HUR) vừa phát đi thông báo rằng, Moscow đã quyết định triển khai hệ thống phòng không tiên tiến nhất S-500 tới bảo vệ bán đảo này.

Trung tướng Kyrylo Budanov – người đứng đầu HUR cho biết, các bộ phận của tổ hợp phòng không S-500 đã được Nga đưa tới Crimea. 

Theo Newsweek, đây là dấu hiệu cho thấy S-500 - còn được gọi là hệ thống tên lửa đất-đối-không Prometheus – lần đầu tiên lộ diện ở Crimea trong vai trò chiến đấu. Hiện chưa rõ bộ phận nào của hệ thống đã được chuyển đến. Tổ hợp phòng không này có nhiều thành phần khác nhau, bao gồm trạm chỉ huy, radar, xe phóng…

Ukraine nã 3.600 quả đạn vào Crimea, Nga tung

S-500 sẽ trở thành "cơn ác mộng" đối với tên lửa phương Tây ở Ukraine. Ảnh: Newsweek

Ngay từ khi chưa ra mắt, S-500 đã khiến phương Tây đứng ngồi không yên vì khả năng đánh chặn vũ khí siêu thanh với tốc độ "kinh hồn bạt vía", gấp 9 lần vận tốc âm thanh. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, tổ hợp S-500 sẽ đóng vai trò là "thuốc giải độc" nhằm chống lại tên lửa siêu thanh của phương Tây.

Bên cạnh đó, nó còn được mệnh danh là "sát thủ diệt tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ".

Theo chuyên trang Army Recognition, việc Nga đưa S-500 tới Crimea là một quyết định hợp lý. Tổ hợp này có khả năng chống lại các mối đe dọa như tên lửa Neptune, ATACMS và Storm Shadow, từ đó bảo vệ cơ sở hạ tầng quân sự ở Crimea trong bối cảnh các cuộc tấn công dai dẳng của Ukraine.

Tờ Argumenti (Nga) nhận định, việc Nga triển khai S-500 sẽ khiến tên lửa phương Tây có nguy cơ bị bắn hạ nhiều hơn nếu tấn công Crimea. Trong khi đó, các tên lửa nội địa của Ukraine hiện nay không có khả năng đối phó với S-500.

Theo Army Recognition, để có thể phá hủy S-500 của Nga, Ukraine sẽ phải tiến hành hỗ lực khá phức tạp: Sử dụng các loại tên lửa tiên tiến do phương Tây chế tạo, kết hợp với phương thức tác chiến điện tử và máy bay không người lái.

Trong đó, tên lửa ATACMS và Storm Shadow, với khả năng tấn công từ khoảng cách xa, có thể áp đảo S-500. Các phương tiện ác chiến điện tử sẽ đóng vai trò làm gián đoạn hệ thống radar và liên lạc của tổ hợp này, từ đó làm giảm hiệu quả của nó và tạo cơ hội cho các cuộc tấn công tên lửa của Ukraine.

Cuối cùng, các máy bay không người lái như Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, Phoenix Ghost và Switchblade do Mỹ cung cấp có thể nhắm mục tiêu trực tiếp vào các bệ phóng S-500 và các đơn vị radar của tổ hợp.

Đặc biệt, theo Army Recognition, hệ thống máy bay không người lái tầm xa (UAS) để giám sát và nhắm mục tiêu có thể nâng cao hơn nữa độ chính xác và hiệu quả của các cuộc tấn công này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại