Ukraine mất các phi công thiện chiến nhất, còn Nga tích lũy kinh nghiệm quý báu

Trung Hiếu |

Tư lệnh không quân Ukraine xác nhận nước này đã mất các phi công tiêm kích thiện chiến nhất trong giao tranh với Nga. Trong khi đó, phía Nga lại khẳng định cuộc xung đột Ukraine đã rèn giũa kinh nghiệm quý báu cho phần lớn phi công quân sự Nga và trắc thủ UAV của họ.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu vừa cho hay, tới 90% phi công không quân Nga và 85% trắc thủ UAV thu được kinh nghiệm thực chiến quý báu trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine.

Ukraine mất các phi công thiện chiến nhất, còn Nga tích lũy kinh nghiệm quý báu - Ảnh 1.

Phi công Nga trong buồng lái tiêm kích Su-35. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

Bộ trưởng Shoigu nói: “Tại cuộc họp mở rộng của Bộ Quốc phòng vào năm ngoái (2022), Tổng tư lệnh tối cao lưu ý vai trò quan trọng của quân chủng này trong chiến dịch quân sự đặc biệt và đặt ra nhiệm vụ nâng thêm năng lực tác chiến và mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân nhân quân chủng”.

Ông Shoigu cho biết thêm: “Trong chiến dịch quân sự đặc biệt, tới 90% các tổ lái máy bay cấp chiến dịch, chiến thuật và lục quân, 60% tổ lái máy bay chiến lược và tầm xa, và 85% trắc thủ điều khiển thiết bị bay không người lái (UAV) đã thu được kinh nghiệm tác chiến ”.

Ukraine mất các phi công cừ nhất

Tư lệnh không quân Ukraine, tướng Serhii Holubtsov, tuyên bố trong một cuộc trả lời phỏng vấn với một hãng truyền thông của Anh rằng Kiev đang mất các phi công tiêm kích hàng đầu và họ đang phải đợi Mỹ cung cấp các máy bay chiến đấu F-16.

Viên tư lệnh nói với tờ Times rằng một đánh giá của Mỹ về các phi công tiêm kích của Ukraine nhận thấy rằng họ sẽ đủ khả năng lái F-16 sau chưa đầy 6 tháng huấn luyện.

Ông này tuyên bố rằng 2 trong số các phi công thuộc lực lượng của ông đã trở về Ukraine sau khi đã được quân đội Mỹ đánh giá kỹ càng.

Tướng Holubtsov giải thích rằng 2 phi công này đã dành 3 tuần ở Mỹ, tiếp nhận nội dung huấn luyện xuất sắc trên một thiết bị mô phỏng F-16 để bay trong một đội có triển khai vũ khí.

Viên tướng mô tả kết quả huấn luyện là “rất tốt”. Ông cho biết thêm, các phi công Ukraine mất chưa đến 6 tháng để học cách lái F-16 và sử dụng các vũ khí của máy bay này.

Viên tướng cũng bác bỏ các tuyên bố của các quan chức NATO cho rằng quá trình đào tạo mà các phi công Ukraine cần có thể kéo dài tới vài năm.

Tướng Holubtsov cho rằng một số phi công có thể được đào tạo trong thời gian ít hơn. Ông giải thích: “Kỹ năng của các phi công được xếp hạng rất cao, mà họ cũng chỉ là những phi công hạng trung. Mỗi phi công đều khác biệt, do vậy cần có giáo án cho từng cá nhân”.

Như vậy, dựa trên đánh giá và kinh nghiệm trước đó của các phi công Ukraine, không quân nước này dự đoán rằng họ có thể cắt ngắn đáng kể thời gian đào tạo. Chủ yếu viên tư lệnh bày tỏ thất vọng với các trì hoãn của NATO trong cung cấp máy bay chiến đấu hiện đại, đặc biệt là F-16.

Vì sao Ukraine khát khao F-16

Tổng thống Zelensky cần máy bay F-16 của Mỹ khi Ukraine chuẩn bị mở một cuộc phản công. Tuy nhiên, các đối tác phương Tây lưỡng lự chấp nhận yêu cầu của ông và đưa ra lý do là huấn luyện kéo dài và việc cung cấp đó vượt qua “lằn ranh đỏ” của Nga.

Tổng thống Biden gần đây nói rằng Mỹ sẽ không cung cấp F-16 cho Ukraine vào lúc này. Tuy nhiên, Ba Lan và Slovakia vào tuần trước quyết định chuyển giao máy bay MiG-29 thời Liên Xô cho Ukaine - một quyết định đã bị trì hoãn trong hơn một năm do lo sợ leo thang căng thẳng với Kremlin.

Trong khi đó, Kremlin đã bác bỏ lợi thế của máy bay MiG-29 thời Xô viết, họ cho rằng việc cung cấp các máy bay đó không thay đổi tiến trình chiến trận.

Kết quả là, đang có áp lực gia tăng lên NATO để cung cấp thêm vũ máy bay chiến đấu hiện đại hơn cho Ukraine. Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson trước đó hối thúc Anh chuyển giao cho Ukraine máy bay Typhoon để “phá băng” nhưng giới chuyên gia cho rằng vận hành quá nhiều loại máy bay chiến đấu là một thách thức đối với Ukraine.

Tư lệnh không quân Ukraine tranh luận rằng Ukraine cần số lượng lớn máy bay cùng loại với nguồn linh kiện phong phú.

Tướng Holubtsov nhấn mạnh rằng họ không câu nệ về bất cứ mẫu máy bay cụ thể nào ngoại trừ các thông số kỹ thuật. Ông nói, không quân Ukraine có thể sử dụng bất cứ loại máy bay nào có khả năng mang và sử dụng các vũ khí tương tự và có các thông số giống với của F-16.

Viên tướng nêu lý do Ukraine chọn F-16 là vì có hơn 4.000 chiếc máy bay loại này đang tồn tại trên thế giới và việc thay thế các máy bay này hoặc sắm linh kiện cho chúng là điều đơn giản.

Mặc dù vô số chuyên gia cảnh báo rằng chiếc tiêm kích phương Tây này có thể bị hư hại do đường băng bê tông cũ, quân đội Ukraine thường xuyên khẳng định rằng họ đã thực hiện các biện pháp ở cấp độ mặt đất.

Tướng Holubtsov bác bỏ các lập luận cho rằng cơ sở hạ tầng nước ông chưa thể sẵn sàng cho các máy bay phản lực hiện đại và bay nhanh trong năm nay./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại