Tờ The Economist cho biết sau khi tham khảo một nguồn tin trong Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine. Đồng thời không loại trừ khả năng Kyiv sẽ nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ phương Tây.
Cần nhắc lại rằng Kh-101 là tên lửa hành trình không đối đất chiến thuật, được chế tạo bằng công nghệ giảm tín hiệu phản xạ radar, loại đạn tấn công này được chế tạo độc quyền từ các linh kiện của Nga.
Kh-101 sử dụng hệ thống dẫn đường kết hợp, nó có thể nhận được thông tin cập nhật trên đường đi về tọa độ của mục tiêu. Không giống như các tên lửa thế hệ trước, Kh-101 có khả năng đặc biệt là thay đổi mục tiêu khi đang bay.
Lần thực chiến đầu tiên của tên lửa Kh-101 diễn ra trong một hoạt động quân sự của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga ở Syria, cụ thể là vào ngày 17 tháng 11 năm 2015.
Khi đó tổng cộng 16 tên lửa Kh-101 đã được Không quân Nga sử dụng đồng thời, nhằm vào mục tiêu là căn cứ của các nhóm vũ trang nổi dậy chống lại chính quyền Damascus. Hơn nữa, vụ phóng diễn ra ở một cự ly cách rất xa biên giới
Sang tới tháng 11 năm 2016, vụ phóng tên lửa hành trình Kh-101 đầu tiên từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS đã diễn ra, cung cấp thêm một lựa chọn cho việc sử dụng.
Vào tháng 3 năm 2022, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã bắt đầu sử dụng tên lửa Kh-101 trong khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Với sự trợ giúp của một số lượng tên lửa nhất định, một cơ sở quân sự ở Kyiv đã bị phá hủy. Các báo cáo về việc Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sử dụng tên lửa Kh-101 vẫn đang được cập nhật.
Tên lửa hành trình Kh-101 được phóng đi từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS.