Dù là một tỷ phú, nhân viên bình thường hay người lao động chân tay, tất cả mọi người đều phải lập kế hoạch tài chính cá nhân. Nếu không có tư duy tài chính khôn ngoan, dù trong tay có núi tiền thì bạn cũng không thể trở thành triệu phú. Trong những câu nói kinh điển của Lý Gia Thành, có 8 lời dạy về cách quản lý tài chính dành cho giới trẻ:
1. Khi còn nghèo khó, bạn nên ở nhà ít hơn và ở bên ngoài nhiều hơn. Khi bạn giàu có, hãy ở nhà nhiều hơn và ít ra ngoài. Đây là nghệ thuật của cuộc sống.
2. Khi nghèo, bạn phải tiêu tiền cho người khác, khi bạn giàu có, bạn phải tiêu tiền cho người thân và bạn bè của mình! Nhiều người làm điều ngược lại.
3. Khi còn nghèo, chúng ta thường muốn người khác đối xử tốt hơn với mình, điều này khiến con người không có ý chí vươn lên nhưng ít ai hiểu được triết lý này.
4. Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền để cho người khác thấy. Khi bạn giàu có, hãy tiêu tiền để mọi người cùng hưởng.
5. Khi nghèo, bạn phải rộng lượng, và khi bạn giàu có, đừng hào phóng.
6. Tuổi trẻ là của cải lớn nhất, bạn phải học cách trân trọng thời gian của mình gấp đôi khi còn trẻ và không cần phải sợ nghèo. Biết cách trau dồi bản thân, nắm bắt những bài học cốt lõi, biết đầu tư vào cái gì và biết tiết kiệm ở đâu mới thực sự là chìa khóa của thành công.
7. Đừng mua quần áo một cách ngẫu hứng, hãy mua ít nhưng chọn được những bộ vừa ý. Ăn ít đi, nhưng đừng tiếc tiền ra ngoài gặp đối tác, và nếu bạn muốn, hãy mời những người có nhiều ước mơ, nhiều suy nghĩ và làm việc chăm chỉ hơn mình.
8. Một khi số tiền kiếm được đã có thể thỏa mãn nhu cầu cuộc sống, thì hạnh phúc lớn nhất là dùng thu nhập của mình để thực hiện ước mơ, để chắp cánh cho bản thân và tiến xa hơn! Hãy để cuộc sống được trải nghiệm nhiều chặng đường khác nhau.
Tỷ phú Lý Gia Thành nói: "Tôi thường nghe người nghèo nói: 'Người giàu là những người tôn thờ sự phù phiếm, và họ sẵn sàng chi hàng trăm nghìn đô la cho một chiếc túi trong khi tôi chỉ cần một chiếc túi mười đô la vẫn có thể sử dụng tốt'. Đây là một định kiến trong suy nghĩ của người nghèo".
Những người thất bại thường cho rằng người giàu mua chiếc túi này để khoe khoang nhưng lại không thể hiểu được suy nghĩ của những người giàu, vì vậy nó dẫn đến sự nghèo khó "không lối thoát". Những người có thể mua các mặt hàng xa xỉ giàu hơn bạn, điều đó chứng tỏ tư duy của họ chắc chắn cao hơn bạn. Họ mua những thứ đắt đỏ bởi vì họ nhìn ra những giá trị ở chúng.
Ví dụ, nếu bạn mặc một bộ quần áo bình dân và một người nào đó mặc một bộ quần áo hàng hiệu thì rõ ràng ở hai người đã có những sự chênh lệch. Khi bạn đi gặp những người cao cấp đó và giới thiệu bản thân nhưng lại mặc những bộ đồ quá đơn giản, thì ai có niềm tin để hợp tác với bạn? Nói trắng ra, người giàu mua những thứ có thương hiệu nổi tiếng để tiếp thị bản thân.
Một số người có thể muốn nói với tôi rằng quần áo của tỷ phú Lý Gia Thành cũng chỉ là những món đồ bình dân. Nhưng Lý Gia Thành không giống số đông, ông là một người nổi tiếng và giá trị của ông đã vượt xa những món đồ mang trên người.
Không phải chuyện gì trên đời cũng có thể giải quyết được bằng tiền, nhưng quả thực có rất nhiều việc cần đến tiền mới giải quyết được. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, bởi vì con người là con người, không phải thần thánh và không thể tránh khỏi những sai lầm.
Trước 20 tuổi, 100% thành công trong sự nghiệp có được là nhờ làm việc chăm chỉ bằng cả hai tay; từ tuổi 20 đến 30, 10% là do may mắn, và 90% vẫn là do chăm chỉ; sau đó, tỷ trọng cơ hội tăng dần.
Sự khác biệt lớn nhất giữa người nghèo và người giàu là cách suy nghĩ, người nghèo sẽ chỉ tiết kiệm tiền bằng mọi cách có thể, trong khi người giàu sẽ tìm mọi cách để tạo ra của cải. Mọi của cải đều có rủi ro và cơ hội kiếm tiền đều dành cho tất cả mọi người. Vì vậy, đây là lý do tại sao bạn càng tiết kiệm tiền, bạn càng nghèo đi, tất cả là do bạn chưa tìm ra cách kiếm tiền phù hợp.
Những người tiết kiệm là người thấu hiểu nỗi cay đắng của lao động và trân trọng thành quả lao động.Nhưng họ không biết rằng sự thận trọng của họ khiến họ bị hạn chế trong quá khứ mà không thể nhìn thấy tương lai. Nếu muốn "thoát nghèo", chúng ta cần loại bỏ thói quen tiết kiệm "bủn xỉn" và thay đổi với tư duy "kiếm tiền như thế nào để hiện thực hóa mong muốn của mình".