Sống thọ có lẽ là mục tiêu mà nhiều người luôn khát khao.
Thời xưa, không ít người đã thử nhiều phương pháp và chịu đựng gian khổ để có thể trường sinh nhưng cuối cùng họ vẫn không đạt được ước muốn.
Ngày nay, con người nhận ra rằng trường sinh bất tử là một ý tưởng viển vông nhưng có thể sống lâu hơn nhờ nỗ lực ở nhiều mặt.
Thông thường, một người sau khi đến tuổi 50, nếu tránh xa được 3 thói quen “đoản mệnh” dưới đây thì tuổi già an yên, vui sống hưởng nhàn là chuyện không hề xa vời.
1. Cảm xúc bất ổn, dễ cáu kỉnh
Người xưa có câu: Một nụ cười, trẻ mười năm. Câu này giải thích rõ ràng mối quan hệ giữa cảm xúc của con người với sức khỏe và tuổi thọ.
Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy rằng hầu hết những người sống lâu đều có tính cách vui vẻ, thái độ tích cực và cảm xúc ổn định. Thật sự không ngoa khi nói rằng những đặc điểm này giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ.
Nghiên cứu cho thấy sở hữu tâm lý tốt và cảm xúc ổn định đưa con người vào trạng thái nhẹ nhàng và thoải mái, có thể điều hòa tốt các cơ quan và hệ thống nội tiết của cơ thể, đồng thời tránh xa nhiều loại bệnh tật và khó chịu.
Có câu: “Bệnh tinh thần còn kinh khủng hơn bệnh tật thể xác”.
Một khi cảm xúc của một người “bị bệnh” sẽ sinh ra nhiều cảm xúc tiêu cực khác nhau như giận dữ, buồn bã, lo lắng, u uất... gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.
Vì vậy, trên con đường tìm đến tuổi già khỏe mạnh, kẻ thù lớn nhất thường là những cảm xúc không ổn định. Nếu một người muốn vui khỏe sống lâu hơn, điều đầu tiên phải làm là duy trì sự ổn định và vui vẻ trong cảm xúc, không dễ nổi giận.
2. Tham lam quá độ, không biết đủ
Mỗi người đều có những ham muốn, khát vọng riêng. Đó chính là động lực thúc đẩy chúng ta đi tìm hạnh phúc, niềm vui.
Những ham muốn chính đáng có thể giúp con người có động lực và tạo ra tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, những ham muốn quá mức, hay đó chính là tham lam, có thể khiến con người mất đi lý trí, bóp méo nhận thức, từ đó mang đến vô số rắc rối và tai họa.
Tục ngữ có câu: “Lòng người không đủ để rắn nuốt voi”.
Trên thế giới này, thứ thực sự hủy hoại một con người không phải thứ tác động bên ngoài, mà là lòng tham của chính họ.
Trong cuộc sống, có quá nhiều người ham muốn tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lực… Họ dường như sống như con rối của lòng tham, mất đi khả năng phán đoán lý trí và bị đẩy xuống vực thẳm tội lỗi, cuối cùng bị hủy hoại và trắng tay.
Cũng có người không tham tiền tài, tham danh vọng quyền lực mà tham ăn, uống, vui chơi, ngủ nghỉ... Họ không biết rằng những điều này có thể gây ra những tổn hại lớn cho bản thân và là thủ phạm chủ yếu của bệnh tật.
Vì vậy, con người muốn khỏe mạnh, sống lâu thì phải từ bỏ những ham muốn thái quá, làm mọi việc có chừng mực và hãy biết đủ.
3. Hẹp hòi và so bì thiệt hơn
Những người có đầu óc hẹp hòi thiếu sự đồng cảm và bao dung, họ sẽ luôn nghĩ về vấn đề theo quan điểm riêng của mình và chỉ nhìn thấy được mất trước mắt.
Họ không thể tha thứ cho bất cứ ai, bất cứ điều gì xúc phạm đến lợi ích của mình, họ suốt ngày sống trong tranh đấu và tính toán, khiến cuộc sống vốn đã không đẹp đẽ lại càng mệt mỏi hơn.
Thành thật mà nói, những người như vậy thường khó sống lâu, bởi họ luôn giày vò bản thân bằng những điều khó chịu, dễ dẫn đến bệnh tật.
Ông cha ta dạy rằng: “Tâm rộng một tấc, bệnh lui một thước”.
Trong cuộc sống, nếu bạn có thể rộng lượng như biển cả thì mọi thứ xung quanh sẽ tươi đẹp, cuộc sống tự nhiên thoải mái, bệnh tật tự nhiên tránh xa, muôn vàn hạnh phúc ập đến.