Chồng không đóng tiền nuôi con có được kiện?

Nhung nguyễn |

(Soha.vn) - Mỗi tháng chuyện tiền đóng học cho con anh cũng chối, liệu tôi có thể nhờ pháp luật can thiệp không? T

Câu hỏi cần tư vấn của độc giả nhungcao...@mail.com

Tôi có gia đình và 2 con trai, 1 con trai 13 tuổi và 1 cháu 2 tuổi. Chồng tôi làm lái xe taxi nên công việc và thu nhập không ổn định và không thể kiểm soát kinh tế.

Trước kia tôi đã phải trả nợ cho chồng mấy trăm triệu vì anh ấy chơi cờ bạc hay lô đề gì đó rồi vay lãi. Chúng tôi mâu thuẫn suýt li dị.

Sau đó anh ấy hứa sẽ tu chí làm ăn và hàng tháng lo tiền học cho 2 con còn tôi lo tất cả mọi thứ còn lại.

Tuy nhiên mấy tháng nay tôi phát hiện anh ấy có nhắn tin, qua lại với người con gái lạ và cứ đến khi nộp tiền học thì anh ấy lại bảo không có tiền. Mỗi khi tôi nói anh ấy đưa con đi học để đóng tiền thì anh ta lại lần lữa, trốn tránh khiến tôi lại phải đóng học cho con vì không muốn phiền phức.

Liệu tôi có thể nhờ pháp luật can thiệp không? Tôi không muốn phải tan đàn xẻ nghé nhưng thực sự hiện tại tôi chỉ lo con cái chứ cũng không còn nhiều tình cảm nữa.

Ths. Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Văn phòng luật hợp danh Hồng Bách trả lời:

Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”; “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Khoản 11 Diều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”

Theo các quy định trên, nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng khi họ không cùng chung sống và người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật HN&GĐ 2000.

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cũng có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn như sau: “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”

Theo các quy định trên, do vợ chồng bạn và các con vẫn cùng chung sống, vợ chồng bạn chưa ly hôn nên ban không thể khởi kiện, yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con.

Theo tôi, bạn nên trao đổi trực tiếp với chồng bạn hoặc nhờ những người thân trong gia đình (bố mẹ, anh chị em hai bên) khuyên giải, thuyết phục chồng bạn nhận thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình, cùng nhau vun đắp, xây dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách có  nhiều năm kinh nghiệm trong việc bào chữa, tranh tụng, giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Công ty luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự có đội ngũ cố vấn là tiến sỹ, các chuyên viên cao cấp đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu và các trường Đại học.
 

Luật sư Nguyễn Hồng Bách có  nhiều năm kinh nghiệm trong việc bào chữa, tranh tụng, giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Công ty luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự có đội ngũ cố vấn là tiến sỹ, các chuyên viên cao cấp đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu và các trường Đại học.
 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại