01.
Đường đến chiến tranh
Công dân của Leningrad trong cuộc bao vây thành phố. Ảnh: Boris Kudoyarov/Sputnik
Thế chiến thứ II - cuộc xung đột quân sự tàn khốc nhất trong lịch sử - đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 27 triệu binh sĩ và thường dân Liên Xô. Trong đó, cuộc chiến ở Mặt trận phía Đông (người Nga gọi là Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại) đã kéo dài tới 1.418 ngày, diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ rộng lớn: trải từ Bắc Cực lạnh giá đến Caucasus ấm áp, từ vùng ngoại ô Moscow đến Berlin - trái tim của Đức Quốc xã.
Trước khi cuộc chiến chống Phát xít bắt đầu vào ngày 22/6/1941, giới lãnh đạo Liên Xô đã ký kết một Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau với Hitler. Hiệp ước này cuối cùng đã quyết định tương lai của Đông Âu trong nhiều thập kỷ.
Lãnh tụ Stalin biết trước rằng xung đột với Đức là điều không tránh khỏi. Mục tiêu của Liên Xô lúc này là tranh thủ thời gian và chuẩn bị lực lượng vũ trang trước khi bắt đầu đụng độ với "người khổng lồ". Điểm yếu của Hồng quân đã được bộc lộ tương đối rõ ràng trong cuộc chiến chống Phần Lan.
02.
Nỗi kinh hoàng 1941
Ảnh: Naum Granovsky/TASS
Sau Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan, Liên Xô rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã mắc phải và tiến hành một cuộc cải cách quân sự. Tuy nhiên, 1941 vẫn là một năm kinh hoàng đối với Hồng quân nói riêng và Liên Xô nói chung.
Trong suốt 7 tháng đầu của cuộc chiến, quân Đức đã chiếm đóng phần lớn Belarus, Ukraine và khu vực Baltic, đồng thời, đã đặt chân lên được các cửa ngõ của Moscow và Leningrad.
Tuy vậy, Liên Xô đã không đầu hàng và tích cực nâng cao ý chí chiến đấu mạnh mẽ. Ngay cả những thời điểm quan trọng như khi Không quân Liên Xô ném bom Berlin hay khi quân Đức chỉ còn cách Hồng quân vài chục dặm, Liên Xô vẫn tổ chức buổi diễu hành quân sự long trọng ở Moscow.
Quảng trường Đỏ - Moscow. Ảnh: RBTH
03.
Bước ngoặt
Ảnh: RBTH
Gần 2 triệu người đã chết trong trận Stalingrad – một trong những cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong lịch sử, quyết định phần lớn kết quả cuối cùng của Thế chiến II. Đây cũng là trận chiến được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện chiến tranh.
Những gì bắt đầu tại Stalingrad, được tiếp diễn tại trận Vòng cung Kursk. Khi chiến dịch tấn công ‘Citadel’ vào mùa hè năm 1943 thất bại, Đức Quốc xã đã để mất cơ hội cuối cùng giành chiến thắng của mình. Hồng quân lúc này lại kiên quyết không để bỏ lỡ cơ hội.
Quân Đức ở Liên Xô dần dần bị kiểm soát. Trận Leningrad kéo dài 872 ngày đêm và cướp đi sinh mạng của ít nhất 648.000 người, cuối cùng cũng đã chấm dứt vào ngày 27/1/1944.
04.
Giải phóng
Ảnh: RBTH
Vào ngày 26/3/1944, Hồng quân đã đặt chân đến sông Prut, bên kia bờ là Romania. Đó là lần đầu tiên trong cuộc chiến mà Hồng quân di chuyển ra khỏi biên giới Liên Xô.
Nếu như năm 1941, Liên Xô đã gánh chịu nhiều tổn thất từ trận chiến với Đức thì 1944 lại là năm Liên Xô lật ngược thế cờ. Chiến dịch Bagration kết thúc với kết quả Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Quân đội Đức Quốc xã bị đánh tan.
Hàng ngàn tù binh Đức đã được giải tới Moscow. Họ được dẫn đi thành từng đoàn như một cuộc diễu hành. Có lẽ khi bắt đầu cuộc chiến, những binh sĩ Đức không bao giờ nghĩ đến kết cục này.
Chiến dịch Berlin là chiến dịch tấn công cuối cùng của quân đội Xô Viết trong Chiến tranh Xô-Đức.
05.
Vũ khí chiến thắng
Ảnh: RBTH
Mặc dù vào thời gian đầu của cuộc chiến, Hồng quân có phần yếu thế. Tuy nhiên, sau đó quân đội Liên Xô đã có trong tay những vũ khí làm quân Đức choáng váng mặc dù không phải tất cả vũ khí của Liên Xô đều hoàn hảo.
Vũ khí của Hồng quân thường được đặt tên riêng, ví dụ như "Quái vật Liên Xô"" (xe tăng hạng nặng KV-1); "Búa tạ của Stalin" (lựu pháo B-4), "Đàn organ của Stalin" (dàn hỏa tiễn Katyusha), và thậm chí là "Chuột Mickey" (xe tăng hạng nhẹ BT-7).
Hồng quân cũng sử dụng động vật làm vũ khí. Trong thời kì đầu của cuộc chiến, có những chú chó quả cảm được huấn luyện mang theo chất nổ và tiếp cận dưới gầm xe tăng quân Đức.
Liên Xô cũng cử "Sư đoàn mèo" tới Leningrad để chiến đấu với cuộc "bao vây" của chuột tại khu vực này.
06.
Anh hùng Liên Xô
Nữ xạ thủ huyền thoại của Liên Xô Lyudmila Pavlichenko. Ảnh: Israel Ozersky/TASS
Tổng cộng 11.657 người được trao danh dự cao quý: anh hùng Liên Xô – danh dự cao nhất mà bất kỳ công dân Liên Xô nào cũng khao khát.
Trong số đó có người lính lái xe tăng xuất sắc, Dmitry Lavrinenko; phi công xuất sắc nhất của Không quân Liên Xô, Ivan Kozhedub và Nguyên soái Vasily Petrov – người đã mất cả hai tay nhưng vẫn tiếp tục kiên cường chiến đấu.
07.
P
hản anh hùn gTướng Andrei Vlasov (người đeo kính, ảnh chụp tháng 11/1944). Ông là Tướng quân Hồng quân, sau khi bị bắt đã đầu hàng Đức Quốc xã và lãnh đạo Quân đội Giải phóng Nga. Ảnh: Getty Images
Trong khi có những người chọn hy sinh mạng sống vì tổ quốc, có những người lại chọn con đường phản anh hùng. Hơn một triệu công dân Liên Xô và người di cư Nga đã phục vụ trong hàng ngũ quân Đức Quốc xã, lực lượng SS, lực lượng cảnh sát và dân quân Đức.
08.
Các quốc gia nhập cuộc
Phi công Nga và Pháp trong chiến dịch quân sự chung của Đông Phổ vào tháng 1/1945. Ảnh Sputnik
Đức không một mình trong cuộc chiến với Liên Xô. Có thể kể đến các đồng minh khác của Đức như: Romania, Phần Lan, Ý, Hungary và Croatia. Một số quốc gia trung lập hoặc đang bị Đức chiếm đóng cũng tham gia chiến đấu cùng quân đội Đức.
Người Pháp đã tham gia vào cuộc chiến để khôi phục lại "hào quang Napoleon" một thời. Người Tây Ban Nha tham gia để trả đũa Liên Xô vì sự tham gia của Liên Xô trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Ngay cả người Thụy Điển sau đó cũng nhập cuộc.
Tuy nhiên, Liên Xô ở mặt trận phía Đông cũng không hề đơn độc.
Phi đoàn Không quân Normandie-Neman (Pháp) đã rượt đuổi không quân Đức trên bầu trời, Quân đội Nhân dân Ba Lan và Quân đoàn Tiệp Khắc đã chiến đấu với quân Đức dưới mặt đất, sát cánh cùng Hồng quân. Ba Lan thậm chí đã tham gia vào chiến dịch Berlin.
Mặc dù các Đồng minh phương Tây chiến đấu trên các mặt trận cách xa Đông Âu, binh lính của họ vẫn có mặt ở Liên Xô để chiến đấu cùng Hồng quân.
09.
Nữ chiến binh
Phi công Natalya Meklin. Ảnh Sputnik
Có tới một triệu phụ nữ Liên Xô đã tham gia Lực lượng Vũ trang để chiến đấu với kẻ thù và hơn 80.000 người giữ vị trí chỉ huy.
Người Đức khiếp sợ các nữ xạ thủ bắn tỉa Liên Xô và vô cùng ngạc nhiên trước những đoàn nữ Chỉ huy xe tăng.
Phụ nữ Liên Xô cũng là những phi công đại tài. Họ điều khiển những máy bay chiến đấu (quân Đức gọi họ là "Phù thủy bóng đêm"). Hai trong số đó, Lidya Litvyak và Yekaterina Budanova được mệnh danh là hai tay súng số một.
10.
Trận tấn công cuối cùng
Ảnh: Sputnik
Trong ba tháng sau khi chiến thắng Đức Quốc xã, Liên Xô đã chiến đấu với Đế quốc Nhật Bản. Cuộc chiến tranh lần này không mang tính chất hủy diệt giống như cuộc chiến với Đức. Tuy nhiên, có tới 12.000 binh sĩ Liên Xô đã hy sinh trong cuộc chiến kéo dài gần một tháng.
Mời độc giả theo dõi chúng tôi trên MXH Lotus: