Tư duy quyết định bạn đứng ở tầng lớp nào: 3 nguyên nhân khiến người giàu ngày ngày càng giàu, còn người nghèo thì "nghèo bền vững"

Tịnh Kỳ |

Để thiết lập tư duy của người giàu, chúng ta nên bỏ đi sự kiêu ngạo của mình, chấp nhận tác động và sự thay đổi do công nghệ mang lại cho chúng ta và tích cực đón nhận những thay đổi. Hãy hành động thay vì cong miệng và nói: "Cái quái gì vậy, tôi không thích nó tí nào!"

Nhiều người có xuất phát điểm giống nhau nhưng suy nghĩ khác nhau thì kết quả khác nhau. Vì chính "tư duy nhận thức" mới thực sự quyết định khoảng cách giàu nghèo, muốn thoát khỏi "tư duy nghèo" thì phải hình thành "tư duy làm giàu". Trong bài viết này, chúng ta hãy nói về cách những người bình thường xây dựng một "trí óc của người giàu".

1, Tư duy và nhận thức của bạn quyết định bạn đang ở tầng lớp nào

Trước đây, một nhóm người đến nơi lấy vàng, vừa lúc một nhóm người đang tranh giành miếng vàng thì có người nhặt được một viên kim cương rồi bỏ đi.

Băng nhóm vàng không phải là không có khả năng cướp kim cương, nhưng từ đầu đến cuối, không ai nói với bọn họ rằng kim cương còn quý giá hơn vàng và đang trên tay anh kia.

Đây là sự khác biệt giữa khả năng nhận thức cao và thấp. Nhiều khi, những thứ mà người bình thường cho là vô giá trị thì thứ đó lại là báu vật trong mắt người giàu. Nếu bạn có một tư duy và nhận thức tốt, bạn có thể nhìn thấy sự phát triển của những thứ trước mắt và làm chủ nó.

Nếu nhận thức của một người thuộc tầng lớp ở dưới đáy xã hội và anh ta học không giỏi, không muốn học hỏi và có ít kinh nghiệm, thì cơ hội anh ấy trở nên giàu có rất mong manh.

Bạn sẽ tự hỏi tại sao người giàu tiếp tục giàu lên còn người nghèo vẫn chưa thoát khỏi cảnh nghèo đói. Những người đang mắc nợ tiếp tục nợ nần chồng chất, còn những người tiết kiệm tiền vẫn đổ xô gửi tiền tại các ngân hàng... điều này không liên quan gì đến thu nhập, mà là sự khác biệt trong suy nghĩ và nhận thức.

Sự khác biệt trong các kỹ năng là có thể định lượng được và cho dù có bao nhiêu kỹ năng cộng lại thì đó cũng là một loại công việc có kỹ năng. Nhưng sự khác biệt về tư duy và nhận thức là điều cần thiết và không thể định lượng được. Cái gọi là trưởng thành không phải đến từ cái gọi là vị trí cao hay tích lũy tài sản, cũng không đến từ một kỹ năng nào mà bạn đã thành thạo. Vì vậy, sự đột phá về tư duy và nhận thức là nền tảng để một người trở nên bất khả chiến bại, đồng thời cũng là cách tuyệt vời để bạn vượt khổ và vươn lên tầng lớp cao hơn.

Tư duy quyết định bạn đứng ở tầng lớp nào: 3 nguyên nhân khiến người giàu ngày ngày càng giàu, còn người nghèo thì nghèo bền vững - Ảnh 2.

2, Để xây dựng một trí óc phong phú, trước tiên bạn phải thay đổi định kiến ​​ngu ngốc và tính kiêu ngạo của mình

Khi một người muốn nâng cao tư duy và nhận thức hay khi người đó gặp một điều mới mà hơi khó hiểu hoặc không thể hiểu được, phản ứng đầu tiên của họ lại như môt đứa trẻ tò mò về thế giới vậy.

Trong khi mọi người do dự có nên dùng một sản phẩm mới ra hay không thì sự gia tăng của những thứ mới đang dần phát triển. Chẳng hạn như các nền tảng thương mại điện tử trước đây, dịch vụ Grab, giao đồ ăn, gọi xe trực tuyến, v.v. Những thứ này ban đầu không được công chúng chấp nhận. Cha đẻ của các dịch vụ này giống như những người đi đầu thời đại và họ thường bị cho là kẻ lập dị. Nhưng theo thời gian, những mô hình kinh doanh mới này đã thay đổi hoàn toàn hoặc thậm chí phá vỡ nhận thức truyền thống của chúng ta.

Hơn 10 năm trước, ai cũng cảm thấy mua sắm trực tuyến đầy rủi ro thì giờ đây, một hội chợ về thương mại điện tử tiêu tốn hàng trăm tỷ USD mỗi năm đã trở thành chuyện thường tình. Hay khi mới lên sóng, mọi người thường nghĩ rằng livestream là cái gì đó khá điên rồ. Nhưng nhìn thấy được các mặt tốt mà livestream đem lại cho người kinh doanh, lại còn miễn phí thì người ta lại càng tin tưởng sử dụng hơn.

Nhiều người trong chúng ta thường quen với việc đánh giá một điều mới bằng những luồng dư luận hời hợt hay đánh giá bằng con mắt tĩnh, những điều này hời hợt sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt đẹp.

Tôi từng có một người bạn tốt nghiệp Đại học danh tiếng tên Nam, đã hai lần bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền vì có thành kiến ​​với những điều mới mẻ. Lúc anh ấy sắp tốt nghiệp đại học, thì Trường- một người bạn cùng lớp ở ký túc xá đã kéo Nam ấy cùng nhau khởi nghiệp dự án dạy học online. Vào thời điểm đó, học trực tuyến mới bắt đầu trỗi dậy và nó không khác nhiều so với dạy kèm truyền thống.

Lúc này, Nam nghĩ rằng việc dạy kèm chỉ là của một số sinh viên đại học đi làm thêm, làm công việc này với tư cách là một sinh viên đại học danh giá là một sự sỉ nhục lớn và anh ấy đã thẳng thừng từ chối lời mời kia. Anh gia nhập một công ty bình thường để làm nhân viên tài chính với mức lương hàng tháng là 7 triệu đồng.

Sau 3 năm, Trường - người bạn cùng lớp, đã dạy kèm trực tuyến cho một tổ chức giáo dục và đào tạo uy tín trong nước và lương bổng tính bằng tiền đô la. Nam biết được sau này tiếc đứt ruột, mặc dù quyết định sau này không thể bảo thủ như vậy nữa, nhưng định kiến ​​và sự kiêu ngạo trước đây về những điều mới mẻ đã khiến anh bỏ lỡ cơ hội quan trọng nhất để có bước nhảy vọt trong đời.

Vì vậy, để thiết lập tư duy của người giàu, chúng ta nên bỏ đi sự kiêu ngạo của mình, chấp nhận tác động và sự thay đổi đổ do công nghệ mang lại cho chúng ta và tích cực đón nhận những thay đổi. Bạn có thể tìm thấy lối thoát nhanh hơn hầu hết mọi người và chấp nhận nó sớm hơn. Hãy hành động thay vì cong miệng và nói: "Cái quái gì vậy, tôi không thích nó tí nào!"

Tư duy quyết định bạn đứng ở tầng lớp nào: 3 nguyên nhân khiến người giàu ngày ngày càng giàu, còn người nghèo thì nghèo bền vững - Ảnh 3.

3, Trong thái độ đối với "tiền", chúng ta phải có tư duy của người giàu

Nhiều người bình thường luôn hy vọng rằng không cần tiêu tốn bất kỳ chi phí nào, tốt nhất là có được một thứ tốt đẹp mà miễn phí, vì vậy sẽ có một suy nghĩ sai lầm về thái độ đối với tiền bạc: họ có xu hướng tiết kiệm tiền và nếu không cần thiết tiêu thì họ sẽ không chi tiêu nó.

Tất nhiên, tôi không nói rằng tiết kiệm tiền là xấu, nhưng bạn không thể tiết kiệm tiền vì mục đích tiết kiệm. Ví dụ: nhiều nhân viên văn phòng bình thường có xu hướng tiết kiệm tiền. Thuê quần áo chứ không phải mua quần áo đẹp, không học bất kỳ khóa học nào vì học cho lắm, biết được bao nhiêu ... tất cả chỉ vì một từ: đắt tiền, và thậm chí nghĩ rằng miễn là tốn tiền, điều đó là không tốt.

Tuy nhiên, nếu bạn giảm ham muốn mua các món xa xỉ thì sau nhiều năm, bạn có thể vẫn giữ hàng chục triệu đồng nhưng bạn vẫn nghèo.

Và nhiều người nghĩ rằng những gì người khác yêu cầu họ trả tiền là một lời lừa đảo. Họ từ chối bảo hiểm vì nghĩ rằng những người bán bảo hiểm là những kẻ lừa đảo, họ từ chối tiếp xúc với những cơ hội mới vì nghĩ rằng người khác đang lừa mình. Họ từ chối mọi rủi ro có thể xảy ra và nghĩ rằng họ không thể chấp nhận được sai lầm. Họ quên rằng, một căn bệnh có thể làm tiêu tan khoản tiền tiết kiệm của một gia đình kiếm được trong hơn mười năm.

Vậy người giàu làm gì? Người giàu thường có xu hướng đạt được kết quả và trả tiền cho những gì họ muốn. Ví dụ, tôi từng quen một sếp nữ. Ban đầu, cô ấy là một nhân viên nhỏ trong một công ty, nhưng cô ấy rất thích học hỏi và thường sẵn sàng chi hàng nghìn đô để tham gia học tập trực tuyến.

Trong quá trình này, cô đã gặp hàng trăm bạn học từ mọi tầng lớp xã hội, tụ tập nhiều lần để trao đổi tài nguyên và cơ hội và tại mỗi lần tụ tập, cô đều mặc một chiếc váy xinh, mua đàn piano, tập yoga và mua cho bản thân chiếc xe yêu thích. Tóm lại, hãy mua cho mình những thứ tốt nhất mà bạn có thể mua được. Cuối cùng, nhờ thành tích nổi bật, cô ấy đã gia nhập một công ty với chức danh là giám đốc điều hành của một công ty con mà sếp tổng lại là bạn cùng lớp.

Trên thực tế, rất nhiều người giàu đã xuất thân từ những người bình thường, trong quá trình thay đổi tư duy, họ ngày càng ý thức hơn về cách tiêu tiền và họ cũng biết tiền chảy vào túi người khác như thế nào và tự tạo ra tiền như thế nào.

Với việc mở rộng mối quan hệ, bồi dưỡng thêm khả năng, mở rộng tầm nhìn và trải nghiệm nhiều hơn, người giàu không cần phải chờ đợi cơ hội kiếm tiền mà phải lựa chọn cơ hội kiếm tiền cho mình.

Trong suy nghĩ của họ về tiền bạc, người giàu biết cách phân tán và đối phó với rủi ro. Bạn phải biết rằng trên đời này cái gì cũng có thể có rủi ro, kể cả tiền tiết kiệm của bạn trong ngân hàng.

Vậy nên, hãy thay đổi tư duy trước khi quá muộn bạn nhé.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại