Từ bài học máu, thua đau đớn, Nga-Syria bắt Thổ Nhĩ Kỳ trả đủ: Không thương xót!

Lê Ngọc Thống |

Bài học thực tế phải trả bằng máu với Nga và QĐ Syria (SAA) trên chiến trường Idlib trong đòn phản kích tái chiếm Nayrab và Saraqib của liên quân Thổ Nhĩ Kỳ đã được chứng minh.

Nhân nhượng chiến thuật là tự sát

Có thể đây không phải là bài học, nhưng vì một yếu tố chính trị trong một trận đánh cụ thể khiến cho Nga "nhân nhượng" chiến thuật mà Bộ tham mưu Nga tại chiến trường Idlib thừa hiểu là "không thể" nên đã thua trận đau đớn và oan ức…

Trong trận phản kích tái chiếm Nayrab và Saraqib của liên quân Thổ Nhĩ Kỳ, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) đã công khai hợp đồng tác chiến với phiến quân bằng tập trung chi viện hỏa lực mạnh bởi pháo binh, tên lửa… cấp tập vào tuyến phòng ngự của SAA tại Nayrab và Saraqib.

SAA đã không chịu đựng nổi, đã bị tổn thất lớn trong đòn dọn bãi bằng hỏa lực – chiến thuật mà họ thường áp dụng với phiến quân, nên phải rút chạy trước màn xung kích của phiến quân tiếp theo ngay sau khi hỏa lực chuyển làn.

Rõ ràng là không chỉ SAA mà bất kỳ một lực lượng phòng ngự nào trong một khu vực (thành phố, làng mạc) hay cứ điểm có hệ thống phòng ngự kiên cố… cũng đều phải chịu một bất lợi trong tác chiến và bại trận là vấn đề thời gian, bởi đối phương toàn quyền thực hiện chiến thuật 2 bước: xung kích sau khi dọn bãi.

Kể từ khi chiến dịch "Bình minh Idlib" của SAA mở ra, được sự chi viện hỏa lực của không quân và VKS Nga, SAA tấn công đánh chiếm mục tiêu nào thì giành được thắng lợi trận đó.

Lý do đơn giản là phiến quân luôn bị động phòng ngự mà không có cách nào để ngăn chặn sự chi viện hỏa lực của Nga.

Vì vậy, quyết định thành công của một trận đánh là phát huy hỏa lực của mình tối đa để dọn bãi, đồng thời, ngăn chặn (phản pháo) ngay và luôn hỏa lực của địch nếu xảy ra. Cụ thể, với SAA và Nga, họ phải làm thế nào để ngăn chặn sự chi viện hỏa lực của TAF cho phiến quân và chỉ có như vậy, chiến dịch giải phóng Idlib mới thành công.

Từ bài học máu, thua đau đớn, Nga-Syria bắt Thổ Nhĩ Kỳ trả đủ: Không thương xót! - Ảnh 2.

Quân đội Syria gặp rất nhiều khó khăn ở Saraqib.

Vấn đề là làm sao ngăn chặn được hỏa lực chi viên của TAF cho phiến quân? Một câu hỏi rất dễ trả lời nhưng rất khó trong bối cảnh chính trị mối quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ. Đây nó liên quan đến quy mô, đối tượng tác chiến, ý chí quyết tâm của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến Idlib.

Và thật may mắn, câu trả lời đã rõ nét khi Nga đã điều động lực lượng cảnh sát quân sự, quân đội Nga vào tiếp quản, bảo vệ an ninh tại Saraqib sau khi SAA với lực lượng Hezbollah đã đánh bật phiên quân ra khỏi Saraqib mới đây.

Đằng sau sự điều binh này của Nga là gì?

1. Nga khẳng định quyết tâm bảo vệ thông tuyến đường huyết mạch M5 Damascus – Aleppo. Vì thế, TAF đừng có hy vọng làm gì đó thúc giục phiến quân đánh chiếm vị trí nào đó như tại Saraqib… hòng chặn M5.

2. Lực lượng phiến quân có thể tấn công vào Saraqib, có thể giết hại quân Nga, đương nhiên vì Nga và phiến quân là kẻ thù cần phải tiêu diệt nhau, nhưng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dính tay vào đó là không được. Nếu vậy thì Nga sẽ ra tay với TAF không nhân nhượng.

Điều này có nghĩa là gì, có nghĩa là nơi nào có lính Nga, quân cảnh Nga mà phiến quân tấn công có sự chi viện hỏa lực của TAF thì Nga sẽ ngay và luôn hủy diệt nơi chúng phát hành. Cấm cãi rồi!

Rõ ràng là bắt đầu từ đây, nơi nào (mà SAA đã giải phóng, có vị trí chiến lược…) mà Nga công khai đưa quân Nga vào chốt giữ, bảo vệ an ninh… thì TAF nên tránh xa nếu như không muốn đối đầu với VKS Nga. Thế thôi!

Có thể nói đây là một thông điệp rắn như đinh về chiến thuật, một bước leo thang quyết đoán của Nga mà Bộ Tham mưu TAF phải chú ý, "suy nghĩ 2 lần" trước khi hỗ trợ, chi viện hỏa lực công khai cho phiến quân tấn công vào một vị trí nào đó…

Việc Thổ Nhĩ Kỳ đang mở chiến dịch "Lá chắn Mùa Xuân" trong lúc này là một sự thiếu suy nghĩ. Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ vũ khí, trang bị cho phiến quân bao nhiêu thì tùy, nhưng TAF phải tránh xa, nếu hợp đồng tác chiến với phiến quân mà bị tổn thất thì phải chịu trách nhiệm.

Từ bài học máu, thua đau đớn, Nga-Syria bắt Thổ Nhĩ Kỳ trả đủ: Không thương xót! - Ảnh 4.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân áp sát biên giới Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ chưa đủ tầm để thực hiện chiến tranh giá rẻ

Trên thế giới hiện tại chỉ có 2 quốc gia đã, đang và sẽ có đủ điều kiện để thục hiện một cuộc chiến tranh giá rẻ mà thôi, đó là Nga và Mỹ.

Quốc gia tiến hành "Chiến tranh giá rẻ" thực hiện theo công thức: Hỏa lực (của mình) + lực lượng mặt đất (người bản xứ hoặc đồng minh) tạo thành một liên quân. Tại đây, bằng lực lượng không quân, tên lửa… vượt trội, liên quân này luôn làm chủ thế trận và hầu như giành chiến thắng…mà không tốn máu binh lính của mình.

Nga đã thực hiện một cuộc chiến tranh giá rẻ tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang thực hiện kiểu chiến tranh đó tại Syria và cả Libya nhưng điều khác nhau cơ bản là Nga sử dụng hỏa lực mạnh bằng không quân, tên lửa, pháo binh đồng thời làm chủ vùng trời, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ thì không.

Điều dễ nhận thấy là, nếu như tại Syria, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều muốn tranh đoạt lợi ích của mình, cùng thực hiện chiến tranh giá rẻ khiến cho Nga – Thổ Nhĩ Kỳ phát sinh mâu thuẫn, xung đột (và thực tế là vậy) thì ai là cửa dưới sẽ bại trận đã quá rõ ràng.

Điều thú vị ở chỗ là, lúc này, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là người chơi cờ mà là quân cờ là đối tượng của chiến tranh giá rẻ mà Nga đang tiến hành. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân là đối tượng tác chiến của công thức: Hỏa lực Nga + SAA.

Do vậy, muốn thực hiện một cuộc chiến tranh giá rẻ thì bản thân anh phải có sự vượt trội về sức mạnh. Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria và Libya chưa đủ khả năng để thực hiện ý tưởng như vậy. Cho nên, tại Syria, bất luận thế nào thì Nga vẫn không bao giờ bại trận, không bao giờ chịu cửa dưới với Thổ Nhĩ Kỳ trong bất kỳ tình huống nào.

Một vài nghị sỹ đảng cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa đóng cửa Bosphorus, tấn công Damascus đến… Moscow chỉ là sự cuồng loạn…

Hãy nhớ lại điều này để biết Nga, khi cần thiết, họ biết ra tay quyết liệt lúc nào, như thế nào để đạt mục đích một cách "không thương xót"…

Từ bài học máu, thua đau đớn, Nga-Syria bắt Thổ Nhĩ Kỳ trả đủ: Không thương xót! - Ảnh 5.

Nga được cho là đã sử dụng tới bom chân không ở Idlib, Syria.

Đó là lúc sau khi phiến quân ly khai chất đống gần 1.000 quân Nga hy sinh tại Dagestan, Điện Kremlin sốc nặng, Thủ tướng Putin khi đó nước mắt chảy ròng, nghiến răng tuyên bố "máu phải trả bằng máu…" và Nga đã sử dụng vũ khí mạnh nhất với kẻ thù: Bom chân không (BOV).

Một vụ nổ của một loại đạn như vậy tương tự như một hạt nhân, kèm theo một tia sáng dữ dội, mọi thứ xung quanh đang cháy và đất đang tan chảy. Không có một công sự, hầm ngầm, khu phố nào mà người trong đó tồn tại.

Quân đội Nga đã sử dụng BOV trong chiến dịch chống khủng bố ở Dagestan . BOV được thả xuống làng Tando của Dagestan, trong đó một số lượng lớn quân ly khai Chechen đã tập trung. Hậu quả là hàng trăm chiến binh đã thiệt mạng, ngôi làng bị xóa sổ hoàn toàn khỏi mặt đất.

Sự khủng khiếp của BOV đến mức, trong những ngày tiếp theo, các chiến binh, nhận thấy trên bầu trời khu định cư nào có máy bay tấn công Su-24 của Nga thì đều chạy trốn khỏi nó trong hoảng loạn.

Rồi, còn nhớ vào cuối những năm 70, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng họ đang xem xét việc đóng cửa lối đi qua Bosphorus đến Địa Trung Hải cho các tàu chiến của Liên Xô.

Trước tuyên bố này, Ngoại trưởng Liên Xô Gromyko đã nói với các phóng viên Mỹ tại một bữa tiệc cocktail của Nhà Trắng, rằng, việc Hạm đội Biển Đen đi qua Địa Trung Hải của Liên Xô chỉ cần một vài quả tên lửa. Do đó, ngoài Bosphorus, hai cửa nữa sẽ xuất hiện ở Địa Trung Hải, nhưng, than ôi, sẽ không có Istanbul .

Sau những lời này, Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ đặt ra câu hỏi về việc đóng eo biển Bosphorus với các tàu chiến của Liên Xô.

Phùng mang, trợn mắt với ai chứ với Nga là không thể. Đụng vào Nga chỉ có cuồng loạn trở lên. Tại Idlib, bảo đảm Nga sẽ không lùi một ly khi chiến thắng trong tầm tay và họ sẽ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đạt được điều đó một cách không thương xót.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại