Với sự tiến bộ không ngừng của ngành khảo cổ học Trung Quốc trong thời hiện đại, ngày càng có nhiều di tích, cổ vật văn hóa được "trình làng" và giá trị của chúng ngày càng được nhiều người biết đến.
Trung Quốc có hàng nghìn năm lịch sử, số lượng di tích cổ vật văn hóa nhiều không đếm xuể. Trong số đó, có những món đồ được mệnh danh là " bảo vật quốc" do mức độ thủ công tinh xảo và giá trị văn hóa kiệt xuất của chúng.
Số lượng của những cổ vật văn hóa cấp quốc gia như vậy không nhiều, hơn nữa, có những món đã phải trải qua nhiều thử thách nghiệt ngã của số phận, để có thể lưu truyền được tới ngày nay, đã là một điều vô cùng khó khăn. Ví dụ điển hình như hai món bảo vật dưới đây.
Số lượng của những cổ vật văn hóa cấp quốc gia không nhiều, hơn nữa, có những món đã phải trải qua nhiều thử thách nghiệt ngã của số phận, để có thể lưu truyền được tới ngày nay, đã là một điều vô cùng khó khăn.
Bảo vật thứ nhất: Khay Quắc quý tử bạch thời Tây Chu
Chiếc khay Quắc quý tử bạch là một trong ba đồ chế tác bằng đồng lớn còn sót lại từ thời Tây Chu, là một bảo vật vô giá được khai quật vào cuối thời nhà Thanh. Tuy nhiên, kho báu này sau khi được khai quật đã không được đối đãi long trọng, thậm chí còn phải chịu sự "ngược đãi" và suýt chút nữa bị hủy hoại chỉ vì tạo hình đặc biệt của nó.
Chiếc khay Quắc quý tử bạch là một trong ba đồ chế tác bằng đồng lớn còn sót lại từ thời Tây Chu, là một bảo vật vô giá được khai quật vào cuối thời nhà Thanh.
Vào năm Đạo Quang dưới triều đại nhà Thanh, một lão nông ở Quắc Xuyên, Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, đang làm việc trên cánh đồng và vô tình một nhát quốc của ông chạm vào một vật kim loại.
Ông nhanh chóng đào món đồ bằng kim loại ra, vốn dĩ muốn đập vỡ nó, nhưng sau khi lau chùi một chút, ông lại thấy nó thích hợp dùng làm máng cỏ. Bởi vậy ông đã cất cái khay vào chuồng ngựa, và thường xuyên dùng nó để cho ngựa ăn. Thỉnh thoảng, ông lại khoe khoang với hàng xóm rằng mình đã "mất công" nhặt được một món đồ tốt.
Ở thời đại khan hiếm hoạt động giải trí như thời đó, những câu chuyện như vậy lại trở thành một tin tức không bình thường. Không bao lâu sau, chuyện lão nông nhặt được một "món đồ tốt" truyền đi khắp thôn làng xung quanh, đến tai quan huyện.
Quan huyện lại cho rằng lão nông chưa chắc là người không hiểu biết gì, và theo bản năng dự cảm đó chắc hẳn phải là một bảo vật . Sau đó, hắn tìm đến nhà lão nông, sau khi kiểm tra món đồ, liền bỏ ra 500 đồng tiền xu mua lại, rồi đặt tên là "Quắc quý tử bạch bàn".
Kho báu này sau khi được khai quật đã không được đối đãi long trọng, thậm chí còn phải chịu sự "ngược đãi" và suýt chút nữa bị hủy hoại chỉ vì tạo hình đặc biệt của nó.
Tuy nhiên, số phận bi thảm của chiếc khay Quắc quý tử không chỉ dừng lại ở đây. Khi phong trào Thái Bình Thiên quốc nổi lên, quan huyện trong quá trình chạy trốn thấy chiếc khay quá nặng và phúc tạp nên đã vứt lại không thể mang theo. Bảo vật sau đó đã rơi vào tay của Trần Khôn Thư, tướng hộ vương của quân Thái Bình.
Tuy nhiên, Trần Khôn Thư lại là người không có khái niệm gì về cổ vật. Bởi vậy, chiếc khay tiếp tục đảm nhận trách nhiệm làm một cái máng cỏ như trước. Mãi cho tới khi Lưu Minh Truyền đánh tới – ông là đại thần cuối thời Thanh, tướng lãnh trọng yếu của Hoài quân, tham gia trấn áp khởi nghĩa Thái Bình.
Khi đó, khay Quắc quý tử bạch bàn mới như gặp được Bá Lạc, được trân trọng và bảo vệ. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, hậu duệ của Lưu Minh Truyền đã trao tặng lại cho chính phủ và Quắc quý tử bạch bàn chính thức trở thành báu vật của Bảo tàng Quốc gia.
Cổ vật thứ hai: Nguyên thanh hoa phượng thủ biên hồ
Đồ sứ của Trung Quốc luôn được săn đón nhiều, tuy nhiên trên thị trường đa số đều là đồ sứ của nhà Minh và nhà Thanh, đồ sứ của thời nhà Nguyên được lưu truyền lại rất ít.
Và chiếc ấm sứ thanh hoa dạng dẹt có hình đầu phượng hoàng này là một bảo vật vô cùng nổi bật. Với hình dáng độc đáo và vẻ ngoài tinh tế, nó đã nhận được vô số lời ca ngợi kể từ khi được khai quật vào những năm 1970 và được coi là một báu vật vô giá.
Chiếc ấm sứ thanh hoa dạng dẹt có hình đầu phượng hoàng này là một bảo vật vô cùng nổi bật
Sau mười ba tháng, kho báu của thành phố cuối cùng cũng được tái sinh. Chiếc ấm phượng hoàng không chỉ lấy lại được cơ thể nguyên vẹn của nó mà còn tái hiện được những nét trang trí hoa văn màu xanh lam chưa hoàn chỉnh.
Một ngày đầu năm 1970, Đội Di tích Văn hóa Bắc Kinh bất ngờ nhận được thông báo khẩn cấp rằng các công nhân tại một công trường ở Bắc Kinh đã tình cờ phát hiện ra một số mảnh vỡ bằng sứ trắng và xanh trong quá trình xây dựng.
Khi các nhà khảo cổ biết địa điểm xây dựng nằm gần đường vành đai 2 ở Bắc Kinh ngày nay, mọi người càng cảm thấy lo lắng hơn. Hóa ra ở vị trí này có một bức tường thành từ thời nhà Minh và nhà Thanh, có nghĩa là đồ sứ được đào ra có lẽ sớm hơn thời nhà Minh.
Theo dấu mảnh vỡ, các nhà khảo cổ tìm được một cái hầm nhỏ, bên trong có nhiều mảnh sứ vỡ khác nhau. Phải mất thêm hai tuần nữa, họ mới sàng lọc được thêm những mảnh vỡ còn dính đất. Sau đó, các nhà khảo cổ học đã dán các mảnh sứ vỡ lại với nhau, và cuối cùng ghép được mười mảnh sứ thanh hoa và sáu mảnh sứ tráng men trắng xanh.
Khi phát hiện ra chiếc ấm này, nó đã bị chôn vùi trong lòng đất hơn 700 năm, sau một thời gian dài bị đè nặng, nó đã trở thành một đống đồ sứ vỡ vụn. Ban đầu, các chuyên gia tiến hành sửa chữa cứu hộ, sau khi ghép nối đơn giản, họ phát hiện bảo vật này chưa từng xuất hiện trong khảo cổ học trước đây, dù đã bị vỡ vụn nhưng vẫn cần tiến hành sửa chữa khoa học.
Trong số đó, có một đồ sứ có hình dáng đặc biệt nhất, đó chính là chiếc ấm dẹt hình đầu phượng hoàng bằng sứ thanh hoa thời Nguyên này. Chiếc ấm được chế tác vô cùng tinh xảo, phần đầu phượng vươn lên là phần vòi, phần đuôi của phượng được thiết kế như một tay cầm tạo hình đẹp mắt, người thợ sứ tạo hình đầu và đuôi phượng vừa sinh động vừa thiết thực.
Trên thân ấm được vẽ hình chim phượng với lông chim phượng dài và xanh nổi bật, phía dưới được trang trí những bông hoa đang nở, phượng hoàng uyển chuyển và sang trọng như đang bay giữa một chùm hoa.
Khi phát hiện ra chiếc ấm này, nó đã bị chôn vùi trong lòng đất hơn 700 năm, sau một thời gian dài bị đè nặng, nó đã trở thành một đống đồ sứ vỡ vụn. Ban đầu, các chuyên gia tiến hành sửa chữa cứu hộ, sau khi ghép nối đơn giản, họ phát hiện bảo vật này chưa từng xuất hiện trong khảo cổ học trước đây, dù đã bị vỡ vụn nhưng vẫn cần tiến hành sửa chữa khoa học.
Năm 2003, Tưởng Đạo Ngân, một chuyên gia phục chế gốm cổ nổi tiếng ở Trung Quốc, đã được Bảo tàng Thủ đô giao nhiệm vụ phục chế chiếc ấm sứ thanh hoa phượng hoàng này
Theo ký ức của ông, mặc dù chiếc ấm này rất đẹp và lạ với hoa văn sinh động, nước men sáng bóng nhưng tình trạng hư hỏng khá nghiêm trọng. 48 mảnh vỡ, mảnh to bằng lòng bàn tay, mảnh nhỏ bằng hạt đậu nành. Sau khi kết lại, chiếc ấm chỉ cao 18,7 cm, toàn thân có 17 lỗ không hoàn chỉnh.
Sau mười ba tháng, kho báu của thành phố cuối cùng cũng được tái sinh. Chiếc ấm phượng hoàng không chỉ lấy lại được cơ thể nguyên vẹn của nó mà còn tái hiện được những nét trang trí hoa văn màu xanh lam chưa hoàn chỉnh.