Truyền thông Trung Quốc chê Su-35, âm mưu thâm hiểm: Nga đập lại thẳng tay, Mỹ ca ngợi?

Bảo Lam |

Truyền thông Trung Quốc gần đây "chê lên chê xuống" Su-35 do Nga chế tạo dù trước đó nước này phải năn nỉ Moscow, xin mua bằng được. Mục đích của họ được đánh giá là rất thâm hiểm.

Báo Mỹ ca ngợi Su-35 Nga

Những câu chuyện thú vị đang diễn ra xung quanh chiếc Su-35 của Nga. Hồi tháng 2 năm nay, Tạp chí Mỹ "Military Watch" đã đăng tải một bài viết đáng buồn "Tại sao Ấn Độ có thểsẽ lựa chọn chiếc tiêm kích của Nga thay vì tiêm kích F-15 'Đại bàng' của Mỹ để phục vụ cho bản hợp đồng MMRCA của mình".

Trong bài viết, khi đánh giá những tính năng trên các máy bay, đã nhận định thế này: "… Cả hai radar Irbis-E của Nga và AN/APG-82 của Mỹ là phức tạp như nhau – mặc dù radar của tiêm kích Su-35 được cho là lớn và mạnh hơn.

Irbis-E có khả năng phát hiện đa số các mục tiêu có kích cỡ máy bay tiêm kích ở tầm xa trên 400km, đồng thời theo dõi tối đa 30 mục tiêu trên không và bắn hạ tới 8 mục tiêu. Chúng có thể phát hiện các tiêm kích tàng hình ở khoảng cách hơn 80km.

Truyền thông Trung Quốc chê Su-35, âm mưu thâm hiểm: Nga đập lại thẳng tay, Mỹ ca ngợi? - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-35 Nga và F-15 Mỹ là những đối thủ ngang tài ngang sức?

Su-35 có thiết kế ưu việt, giúp giảm diện tích phản xạ radar, chúng có khả năng tàng hình tốt hơn nhiều so với tiêm kích Su-27 nguyên mẫu, và chỉ bằng 1/3 so với F-15, nên nó khó bị phát hiện hơn nhiều.

Những điểm vượt trội khác mà Su-35 sở hữu bao gồm khả năng mang phóng tên lửa không đối không siêu thanh R-37M có tầm bắn tới 400km, khả năng cơ động tốt, vận tốc Mach 6 và dầu dò radar chủ động cực mạnh…

Su-35 trong thời gian tới cũng sẽ có thể được trang bị tên lửa K-77 sử dụng hệ thống dẫn hướng mang tính cách mạng APAA, điều biến nó trở thành rất khó tránh được. Quả tên lửa này sẽ có tầm hoạt động gần 200km khiến những ưu điểm của Su-35 càng thêm rõ nét.

F-15EX là một thiết kế cồng kềnh hơn, với tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng thấp hơn nhiều, điều giúp Su-35 dễ dàng vượt qua nó, thậm chí không cần sử dụng các động cơ có điều khiển lực đẩy vector. Tuy nhiên, lực đẩy vector biến ưu điểm của Su-35 trở thành áp đảo ở những khoảng cách ngắn".

Trước đó tạp chí The National Interest đã đánh giá những khả năng của chiếc tiêm kích Su-35 do Nga chế tạo: "…Su-35 là chiếc tiêm kích tốt nhất đang có trong Không quân Nga… Nó có khả năng cơ động ấn tượng và các hệ thống điện tử và vũ khí tiên tiến, nhờ đó nó không hề thua kém các "người anh em" phương Tây, cụ thể như F-15 Eagle, EF-200 Eurofighter và Rafale".

Truyền thông Trung Quốc chê Su-35, âm mưu rất thâm hiểm?

Ngày 08/5, trên trang tin quân sự "Sina Military" của Trung Quốc xuất hiện bài viết "Lô Su-35 mới sắp sửa kết thúc? Các quan chức cấp cao của Nga đã hé lộ thông tin quan trọng về việc những tiêm kích J-20 không đáp ứng đủ", trong đó viết:

"Cần phải lưu ý rằng lô Su-35 mới sẽ được bán cho Trung Quốc, còn trước đó phía Nga đã bán 24 chiếc Su-35 với giá 2,5 tỷ USD. Không quân của chúng ta có cần mua thêm Su-35 hay không?

Các chuyên gia quân sự nói rằng điều đó có thể hàm ý rằng hoạt động sản xuất hàng loạt những tiêm kích tàng hình J-20 vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu, và trong bối cảnh những rủi ro xung đột quân sự đang gia tăng, việc mua thêm một lô tiêm kích mới và ổn định như Su-35 mà có thể ngay lập tức đưa vào khai thác, có thể sẽ là một sự lựa chọn tốt".

Truyền thông Trung Quốc chê Su-35, âm mưu thâm hiểm: Nga đập lại thẳng tay, Mỹ ca ngợi? - Ảnh 3.

Tiêm kích Su-35 trong biên chế Không quân Trung Quốc.

Hoàn toàn dễ hiểu, nếu Nga bán cho Trung Quốc lô Su-35 mới sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng chiến đấu của Trung Quốc.

Nhưng ngay sau đó chỉ 1 ngày, (09/05) trên Sina Military lại đã xuất hiện ngay một bài viết gây nhiều ồn ào "Trung Quốc muốn mua thêm một lô tiêm kích Su-35 ư? Thực ra đó chỉ là một cái bẫy xuất khẩu của Nga".

Trong bài viết này có thể đọc được ý kiến của các phi công Trung Quốc đã làm chủ Su-35 khi thực hiện trận chiến diễn tập với J-16 (biến thể giống Su-27 của Trung Quốc) và J-10 (sản phẩm của Trung Quốc):

"Su-35… hệ thống của nó không mấy tiên tiến, và chiếc máy bay yếu đến mức bị "đè đầu" trong các bài diễn tập không chiến với J-16 và J-10С

Irbis-E, mặc dù là radar thụ động tiên tiến nhất của Nga, xác định được các tham số của mục tiêu khi chặn thu các sóng điện từ phát ra từ mục tiêu. Tuy nhiên, nó không thể nhanh chóng đo được khoảng cách, và để tiếp nhận các dữ liệu chính xác cần phải vài lần tính toán.

Mặt khác, những thiết bị định vị chủ động với các sóng từ của chính nó, với khả năng nhanh chóng phát hiện các mục tiêu và chính xác định vị chúng, có thể giành được ưu thế về thời gian.

Truyền thông Trung Quốc chê Su-35, âm mưu thâm hiểm: Nga đập lại thẳng tay, Mỹ ca ngợi? - Ảnh 4.

Tiêm kích J-16 do Trung Quốc chế tạo trên cơ sở học mót công nghệ Nga.

 Cả J-16 lẫn J-10C đã được trang bị những ăng-ten lưới mảng pha chủ động hiện đại nhất, điều cũng là lý do giúp "đàn áp" được các tiêm kích siêu cơ động Su-35. Trên chiến trường, J-16 và J-10C đã có thể tận dụng trạm radar để nhanh chóng khoá Su-35, nhờ đó giành được thắng lợi trong trận chiến".

Thật khó có thể hiểu được "trận không chiến" đó đã diễn ra như thế nào và "khoá Su-35" được hiểu là gì, nhưng lời tuyên án đã được đưa ra. Khó có thể so sánh chính xác radar lưới mảng pha chủ động và bị động, bởi vì mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm và việc sử dụng chúng được xác định bởi chiến thuật ứng dụng cụ thể của các máy bay.

Tác giả hoàn tất bài viết của mình viết một cách nực cười như sau:

"… Nhưng không nên quên rằng quân đội của chúng ta có số lượng lớn các tiêm kích dòng J-11 (Su-27 sản xuất theo giấy phép), và có thể được nâng cấp , cải tiến, mặc dù J-11D đã được đưa ra khỏi biên chế, nhưng công nghệ của nó có thể được sử dụng toàn bộ để cải tiến J-11B, cũng như được nâng cấp bằng lưới mang pha của trạm định vị radar trên J-11B.

Như vậy, việc nâng cấp nhằm cải tiến J-11B của Không quân Trung Quốc sẽ thực tế hơn là mua Su-35".

Bằng cách này có thể hiểu được rằng bài viết gây ầm ĩ trên không chỉ phục vụ mục đích hồi sinh các máy bay J-11 đã bị đưa khỏi biên chế, mà còn để "làm giá", buộc Nga phải hạ giá Su-35, và có thể, nhằm mục đích dìm đối thủ Nga xuống để tranh thủ giành vị trí của nó trên thị trường xuất khẩu máy bay tiêm kích thế giới.

Vladislav Dmitriev, biên tập viên của trang tin quân sự Вектор Д của Nga đã phải bật thốt lên: Than ôi, bài viết này sẽ còn được tận dụng thường xuyên để chống lại sự hiện diện của chiếc tiêm kích Su-35 trên thị trường thế giới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại