Giây phút kỳ diệu đã được các nhà khoa học đón chờ từ rất lâu
Sinh vật lưỡng cư đặc biệt này chính là Sa giông (Olm), thuộc họ Kỳ giông và rất hiếm gặp do chúng sống trong những ao hồ tối ở các hang sâu, do đó đôi mắt của chúng không còn nhìn được ánh sáng.
Một con Sa giông.
Bù lại chúng được trang bị những giác quan vô cùng nhạy bén, nhất là xúc giác trên da, cùng chiếc mũi thính để có thể săn những con mồi nhỏ như ốc sên, cua,..
Nhưng chúng cũng có thể nhịn ăn trong vòng 10 năm nếu gặp điều kiện sống quá khó khăn!
Một cặp Sa giông.
Tuổi thọ trung bình của sa giông có thể lên tới 100 năm, nhưng chỉ đẻ trứng 1 đến 2 lần trong một thập kỷ nên sự kiện này thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về chúng.
Tuy đẻ khá nhiều (50 đến 60 trứng một lần) nhưng tỉ lệ nở vô cùng ít ỏi khiến sinh vật này đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng.
Các nhà khoa học đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi tối đã nhằm giúp những quả trứng ở hang động Slovenia có thể nở thuận lợi nhất.
Thứ 3 vừa qua chính là thời điểm những quả trứng bắt đầu nở sau 4 tháng chờ đợi của các nhà khoa học làm việc tại đây. Có thể nói đó là giây phút "kỳ diệu" vỡ òa hạnh phúc sau những tháng ngày ròng rã đợi chờ và lo lắng.
Sa giông đẻ trứng.
Người phát ngôn đại diện cho rằng "Chỉ 2 trong số 500 trứng có thể nở thành công trong tự nhiên (tỷ lệ chỉ đạt 0,4%)".
Được tìm thấy lần đầu tiên tại hang động Balkan, thuộc phía Đông - Nam châu Âu. Kể từ đó, sinh vật quý hiếm này luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, ngay cả những khách du lịch cũng bị thu hút đến hang động để chờ đợi khoảnh khắc kỳ diệu này.
Trứng sắp nở.
Sa giông con mới nở.
Các nhà khoa học đã xây dựng một môi trường tối ưu về nhiệt độ và độ ẩm, tránh các động vật ăn săn mồi khác nhằm bảo vệ Sa giông mẹ và những quả trứng trong bóng tối dưới sự theo dõi thường xuyên của một chiếc camera đặc biệt.
Những chú "rồng" tuyệt đẹp. Ảnh Internet.
Nhà sinh vật học Saso Weldt làm việc tại hang động Postojna, hang động lớn nhất châu Âu, nơi thu hút hơn 700 000 khách du lịch mỗi năm cho biết:
"Đó là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc khi bạn tận mắt chứng kiến sự kiện độc nhất này".
Ông và đội của mình còn hy vọng sự kiến này sẽ còn thú hút đông người tới với Slovenia hơn nữa, và gọi những con Sa giông con mới nở một cách trìu mến là "Rồng con" của chúng tôi.
Sa giông.
Weldt còn cho biết những người dân địa phương ở Slovenia cũng xem chúng như những chú rồng thật sự vậy.
Trước đó, năm 2013 các nhà khoa học đã thất bại với những quả trứng Sa giông, nhưng lần này với 64 quả trứng được ấp vào tháng Giêng, có tới 24 quả nở thành công.
Sau khi trứng nở, các nhà khoa học vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu về những con Sa giông con trong vòng 10 đến 15 năm nhằm theo dõi sự phát triển của chúng tới khi đạt kích thước tối đa.
Thiết bị theo dõi của các nhà khoa học. Ảnh Internet.
Khách du lịch có thể tham quan hang động và theo dõi giây phút kỳ diệu này. Ảnh Internet.
Trong thời gian đó, không có gì có thể đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh vì những yếu tố môi trường như việc hòa tan của đá vôi, Weldt cho biết:
"Sa giông là sinh vật quý hiếm cần được bảo vệ, nếu môi trường thay đổi quá nhiều, chúng sẽ biến mất".
Nguồn: Seeker.com