Những phát hiện cực hiếm của Trung Quốc về hóa thạch cổ.
Hóa thạch càng cổ càng hiếm. Không phải bất cứ thứ gì cũng đều được Trái đất chở che, và nếu càng muốn ngược dòng thời gian bao xa, thì việc tìm ra những bằng chứng về các loài thực, động vật cổ xưa có liên quan tới những loài hiện đang sinh sống trên trái đất càng khó khăn.
Vì vậy, khi nói tới hóa thạch của những sinh vật đã chết cách đây hơn 500 triệu năm, thật khó để có thể tưởng tượng chúng khó tìm đến mức nào, nhưng các nhà cổ sinh vật học ở Trung Quốc đã làm được điều đó.
Trang web có tên Qingjiang cho thấy rất nhiều bằng chứng về các sinh vật thân mềm mà theo thời gian, đã biến mất trong hiện tại.
Rất khó để có thể tìm thấy hóa thạch của động vật thân mềm vì mô mềm có xu hướng phân hủy quá nhanh trước khi kịp hóa thạch. Trái lại, vỏ và xương có khả năng tồn tại tốt hơn trước thử thách của thời gian, vì vậy khám phá ra vô số sinh vật mềm thực sự là một kỳ tích đối với các nhà cổ sinh vật học.
Theo tạp chí National Geographic, hàng ngàn mẫu vật trên đã được kiểm tra và được xác định bao gồm 101 loài khác nhau. Thậm chí, đáng kinh ngạc hơn khi hơn một nửa trong số đó là những loài hoàn toàn mới đối với khoa học.
Hóa thạch là những gì còn lại của các sinh vật biển cổ đại sống dưới đáy đại dương sau khi chết, bị lấp trong bùn và trầm tích và dần dần bị nén lại thành đá phiến. Và giờ đây, giống như một cửa sổ xuyên thời gian, khi các nhà khoa học tách từng lớp đá ra, họ có thể nhìn thấy dấu tích của mô hóa thạch đã từng là cơ thể của các loài sinh vật này.
Những sinh vật này là một số hình thái của sự sống phức tạp lâu đời nhất trên Trái đất, xuất hiện trong thời kỳ Cambri nơi sự sống trên Trái đất bắt đầu phân nhánh thành nhiều dạng khác nhau với tốc độ chóng mặt. Cơ hội để các nhà khoa học tìm thấy hàng chục loài mới cùng một lúc là rất hiếm. Vì vậy, phát hiện mới này thực sự là vô cùng quí hiếm.