Trung Quốc khoe sức mạnh khi thống kê tai nạn của J-10

Tuấn Vũ |

Ngay sau vụ hai chiếc J-10 va chạm trên không hôm 12/11, Trung Quốc đã công khai số lần tai nạn của J-10 và không quên khoe sức mạnh của chúng.

Chuyên gia quân sự tại Thượng Hải Ni Lexiong cho biết đã có nhiều tai nạn liên quan đến J-10 nhưng nguyên nhân không được công bố. Ni cho rằng cần phải có ít tai nạn đi nhưng nói thêm rằng chúng cũng là "cái giá phải trả" cho việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.

Vị chuyên gia này thống kê, đã có một loạt tai nạn liên quan đến J-10 trong vài năm qua, gần đây nhất là ngày 28/9, khi một máy bay rơi gần căn cứ không quân Yangcun ở Thiên Tân sau khi đâm vào chim. Hồi tháng 5/2016, một máy bay J-10 rơi ở Thái Châu, Chiết Giang.

Hồi năm 2015, cũng đã xảy ra ba vụ tai nạn J-10 ở Thẩm Dương, Hồ Châu và Thái Châu. Tháng 11/2014, một chiến đấu cơ J-10B rơi ở ngoại ô Thành Đô, làm bị thương ít nhất 7 người trên mặt đất.

 Trung Quốc khoe sức mạnh khi thống kê tai nạn của J-10  - Ảnh 1.

Tiêm kích J-10

Trong khi đó, một chuyên gia quân sự khác tại Macau Antony Wong Dong cho rằng tiêu chuẩn để trở thành phi công cần được nâng lên. Trung Quốc chỉ yêu cầu khoảng 1.000 giờ bay để trở thành phi công, so với 1.500 giờ ở các nước phát triển. "Nhuệ khí của đội nhào lộn sẽ bị ảnh hưởng. Đội không gặp sự cố như thế này trong một thời gian dài", Wong nói.

Ông này nhận xét về vụ tai nạn hôm 12/11: "Nếu tai nạn như vậy xảy ra trong triển lãm hàng không ở Chu Hải, đó sẽ là một thảm họa vì có thể gây ra nhiều thương vong". Trước khi thiệt mạng gần hai tuần, Yu đã tham gia vào triển lãm hàng không tại Chu Hải, điều khiển một chiếc J-10 để trình diễn nhào lộn.

Cùng với việc thống kế số vụ tai nạn của J-10 trong những năm gần đây, Ni Lexiong khẳng định, đây là dòng chiến đấu cực mạnh và chúng có thể đánh bại được F-15 huyền thoại của Mỹ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, theo tạp chí The Diplomat Nhật Bản, J-10 không mạnh như tuyên bố và bản thân dòng máy bay này mang đầy khuyết điểm khi thiết kế.

Báo Nhật cho biết, chiếc J-10 gặp nạn được thiết kế với khe hút gió kiểu DSI, trang bị thêm đầu dò EOTS/IRST. Theo các chuyên gia, những cải tiến này được thực hiện trên J-10 lại vô hình trung biến nó thành một máy bay nhào lộn chứ không phải là một chiến cơ thực thụ như thiết kế trưởng Zhang vẫn tự hào.

Đặc biệt, nhà sản xuất đã loại bỏ cửa hút khí kiểu cũ để thay thế bằng kiểu cửa hút khí khuếch tán siêu âm. Kiểu thiết kế này giúp cho máy bay có khả năng thao diễn tốt với tốc độ cao, song lại khiến J-10 kém ổn định và yêu cầu cần phải có phần mềm điều khiển bay phức tạp hơn rất nhiều.

Nguyên nhân thứ 2 theo báo Nhật có thể do trình độ phi công Trung Quốc. Theo nhận định này, từ trước đến nay, trình độ phi công Trung Quốc chưa bao giờ được thế giới đánh giá cao. Nhận định này được đưa ra khi dựa vào những vụ tai nạn gần đây, đặc biệt là vụ áp sát máy bay EP-3E của Mỹ trên Biển Đông năm 2001.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại