"Hãy sẵn sàng cho Jian-20", người phát ngôn tuyên bố, thu hút những tiếng cổ vũ từ đám đông. Trong vài giây, ba chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-20 phóng cao trên bầu trời. Chiếc máy bay hiện đại, được chính thức triển khai vào tháng 2 năm ngoái, đã thực hiện một loạt vòng xoay và "leo trèo" trên không trong khoảng năm phút.
"Sự nhanh nhẹn và khả năng cơ động của máy bay đã được cải thiện từ một vài năm trước khi nó vẫn còn đang phát triển", một quan chức không quân cấp cao từ một nước châu Á đến tham dự cho biết.
Diễn ra tại thành phố ven biển Chu Hải đến ngày 11/11, triển lãm Hàng không Quốc tế & Hàng không vũ trụ Trung Quốc năm nay cũng giới thiệu mẫu máy bay thử nghiệm J-10B, phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc lần đầu tiên bay lên không trung vào năm 1998, trang bị bởi động cơ nâng cấp được phát triển trong nước.
Vòi phun vector đẩy khiến cho các chuyển động trở nên cực kỳ nhanh nhẹn trong các trận không chiến.
Máy bay chiến đấu J-10B
Xuất hiện trong triển lãm năm nay cũng có AG600, một trong những chiếc thủy phi cơ lớn nhất thế giới, chỉ mới tháng trước thực hiện thành công việc cất cánh và hạ cánh xuống nước.
Máy bay lội nước AG600
Chiếc máy bay vận tải hạng nặng Y-20 cũng xuất hiện tại triển lãm. Máy bay có thể chuyên chở xe bọc thép và các thiết bị khác trong thời tiết khắc nghiệt.
Máy bay Y-20
Thông qua việc trưng bày vũ khí Made-in-China, có vẻ như Bắc Kinh đang phô trương khả năng phát triển quân sự trong nước của mình.
Một kỷ lục mới cũng được xác lập với khoảng 770 nhà triển lãm từ 43 quốc gia và khu vực đang tham gia vào chương trình. Trong lần triển lãm cuối cùng vào năm 2016, hợp đồng trị giá hơn 40 tỷ USD đã được ký cho 187 máy bay.
Năm nay, với chiếc máy bay không người lái Wing Loong, có nhu cầu mạnh ở nước ngoài, cũng như trực thăng tấn công Z-10, giá trị của các giao dịch có thể vượt quá mức của năm 2016.
Máy bay không người lái Wing Loong
Trực thăng tấn công Z-10
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng đánh giá cao khái niệm "hợp nhất quân sự-dân sự", trong đó công nghệ được chia sẻ giữa quân đội và khu vực tư nhân. Điều này phù hợp với mục tiêu của đất nước để trở thành một cường quốc quân sự ngang bằng với Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã bị cáo buộc sử dụng công nghệ bị đánh cắp từ quân đội Mỹ và bắt chước phần cứng của Mỹ.