Trực thăng Mi-8 bị bắn rơi, Nga chộp lấy cơ hội kéo dài chiến dịch quân sự tại Syria!

Quang Huy |

Trực thăng Mi-8 bị bắn rơi, thiệt hại gia tăng, các đồng minh "phụ bạc", còn Mỹ cử thêm 3 nghìn lính đặc nhiệm tới Rakka để hỗ trợ người Kurd. Moscow phải làm gì đây?

Thông tin trái chiều về số phận trực thăng Mi-8 bị bắn rơi!

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận rằng chiếc máy bay trực thăng Mi-8 bị bắn rơi tại tỉnh Idlib (Syria).

Trong thông cáo phát đi, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng "hôm 1/8/2016, trên đường trở về căn cứ không quân Hmeimim sau khi chuyển lô hàng viện trợ tới thành phố Aleppo, chiếc máy bay trực thăng quân sự Mi-8 đã bị bắn rơi".

Theo thông tin chính xác, trên chiếc trực thăng vào thời điểm bị bắn rơi có 3 thành viên phi hành đoàn và 2 sĩ quan Nga của Trung tâm hòa giải các bên đối địch tại Syria. Hiện nay, đang xác minh họ còn sống hay không.

Trước đó, trên trang Twitter Syria Today đã xuất hiện những bức ảnh các giấy tờ, mà theo phỏng đoán, là của những công dân Nga có mặt trên chiếc trực thăng bị bắn hạ.

Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga, tất cả những người có mặt trên chiếc trực thăng đều thiệt mạng. Như tờ báo Al-Masdar News đưa tin, thi thể của phi công đã bị phiến quân buộc bằng dây vào sau xe máy và kéo lê trên mặt đất.

Trực thăng Mi-8 bị bắn rơi, Nga chộp lấy cơ hội kéo dài chiến dịch quân sự tại Syria! - Ảnh 1.

Một chiếc Mi-8 của Nga tại Syria.

Chính các phiến quân này còn viết rằng: "một người Nga còn sống, đang bị bắt làm tù binh và bị tra tấn".

Có thông tin cho biết trên chiếc trực thăng còn có một nữ phiên dịch, vì vậy, một số chuyên gia dự đoán rằng, những công dân Nga này đã trở về căn cứ sau khi tiến hành đàm phán với các phiến quân đang bị bao vây tại Aleppo.

Được biết, chiếc trực thăng này bị bắn rơi cách không xa nơi một nhóm phiến quân Hồi giáo đang cố gắng tổ chức cuộc phản công quy mô nhằm xuyên thủng phòng tuyến tại các khu vực phía đông Aleppo để giải cứu đồng bọn bị bao vây.

Cuộc tấn công diễn ra tại km số 20 của mặt trận phía tây nam cách trung tâm hành chính của tỉnh. Gần như tất cả các nhóm phiến quân thuộc liên minh "Jaish al-Fath" (gồm Ahrar al-Sham, Jaish al-Islam, Jabhat Fatah al-Sham - trước đây là Jabhat Al-Nusra, Jabhat Ansar Dine, Suvar Kataib al-Sham, Adjnad al-Sham,…).

Hôm 31/7, các phần tử Hồi giáo cực đoan này đã đánh chiếm được khu dân cư 1070 tại khu vực Al-Hamdania, quận Al-Amaria, trường luật Al-Hikma, cũng như một loạt các cơ sở khác.

Không quân Syria và lực lượng không quân Nga tiến hành dội bom, còn phe phiến quân đốt lốp cao su trên các tuyến đường từ Idlib tới Aleppo để hạn chế tầm nhìn của các máy bay ném bom.

Theo thông tin của Al-Masdar News, hôm 1/8, Không quân Nga đã tiêu diệt được 4 chiếc xe bọc thép của phiến quân chỉ tính riêng tại khu vực trường luật Al – Hikma.

Điều thú vị chính là việc sau khi các phần tử Hồi giáo cực đoan "Jaish al-Fath" tiến hành phản công thì các phiến quân "tử vì đạo" đã quyết định trợ giúp tổ chức này và tấn công tuyến đường Hanasser – nút trung chuyển ở phía nam Aleppo.

Được biết, tuyến đường Hanasser – Aleppo là huyết mạch cung cấp nhu yếu phẩm cho các lực lượng của tổng thống Assad đang mở chiến dịch giành lại Aleppo. Hiện vẫn chưa rõ cuộc tấn công của các phiến quân kết thúc ra sao.

Có thông tin cho biết các bên thiệt hại rất nhiều. Tuy nhiên, theo tờ "Svpressa" (Nga), chưa nên nói tới việc người Syria sẽ quét sạch các khu vực phía đông thành phố Aleppo.

Nhiều khả năng, nhóm các phiến quân sẽ còn tiếp tục cố thủ trong một thời gian dài nữa vì chúng sử dụng người dân địa phương làm lá chắn trước các cuộc tấn công của quân Chính phủ Syria.

Trực thăng Mi-8 bị bắn rơi, Nga chộp lấy cơ hội kéo dài chiến dịch quân sự tại Syria! - Ảnh 2.

Hình ảnh được cho là xác chiếc trực thăng Mi-8 của Nga sau khi bị bắn rơi.

Nóng ngoài chiến trường, nóng vào tận nội bộ đồng minh

Được biết, trong bối cảnh có nhiều vấn đề nảy sinh trên mặt trận thì sự bất đồng giữa các đồng minh trong liên quân thân chính phủ Syria ngày càng gia tăng.

Theo một số thông tin, tư lệnh các lực lượng đặc nhiệm "Al-Kuds" thuộc Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo, ông Kasem Suleimani, không loại trừ khả năng cải cách quân đội Syria theo hình mẫu của Iran.

Cách đây không lâu ông đã đệ trình lên Bộ trưởng Quốc phòng Syria, ông Fahd Jassem al-Freij và tổng tham mưu trưởng Quân đội Syria, trung tướng Ali Abdullah Ayyub, những đề xuất về tái tổ chức Các lực lượng vũ trang quân đội Syria.

Dự kiến sẽ hình thành 2 tổ chức - Quân đội và lực lượng theo kiểu Quân bảo vệ Cách mạng Hồi giáo của Iran.

"Lực lượng bảo vệ Syria" sẽ có lục quân (có thể bổ sung Sư đoàn thiết giáp tinh nhuệ số 4), không quân và hạm đội hải quân cũng như các đội dân quân tự vệ theo kiểu "Basidj" của Iran.

Có thể thấy rõ rằng, sáng kiến về việc "lý tưởng hóa" Quân đội Syria được Nga chào đón từ lâu bằng những hành động của bộ máy cố vấn và an ninh Nga nhằm củng cố quân đội Syria theo hướng này trong thời gian qua.

Và điều này diễn ra trong bối cảnh các phe theo Chính phủ Syria hiệu nay đang chia rẽ thành 2 lực lượng – thân Nga và thân Iran.

Thực tế, sự chia rẽ này cũng tồn tại tại các cơ quan an ninh của Syria: Tổng cục An ninh và Cục an ninh Chính trị hiện nay đang hợp tác nhiều hơn với Nga, còn Tình báo Quân sự và Các lực lượng trinh sát không quân thì phối hợp với Iran.

Tờ báo xuất bản tại Luân Đôn "Ash-Shark Al-Ausat" cho rằng, cả tổ chức "Hezbollah" cũng bị kéo vào cuộc xung đột nội bộ này.

Tài liệu «Clash a Alep entre le Hezbollah et armee syrienne» được đăng tải cách đây không lâu bởi «Intelligence online» (Pháp) đã khẳng định điều này: 

"Tài liệu này cung cấp thông tin về những bất đồng gia tăng giữa quân đội chính quy Syria và những tổ chức trợ giúp cho họ là "Hezbollah" trong khuôn khổ chiến dịch tấn công Aleppo vào đầu tháng 7 vừa qua".

Được biết, người Libăng tuyên bố với Bộ chỉ huy quân chính phủ Syria rằng họ sẽ không tiếp tục đưa lính của họ ra chiến tuyến. Người Syria trả lời rằng, số lượng không quan trọng, chủ yếu là chất lượng binh lính.

Nhiều người cho rằng, tài liệu này mang mục đích tuyên truyền, tuy nhiên cuộc xung đột này có thể tồn tại trên thực tế. Một mặt, "Hezbollah" tăng cường sự hiện diện của mình tại các thành phố lớn như Damask và ngoại ô, Homs, Hama và Deraa.

Mặt khác, họ từ chối cầm súng chiến đấu vì "những thỏa thuận được thiết lập giữa Nga và Mỹ".

Liên quan tới người Mỹ, tình hình có vẻ thú vị hơn. Trong khi Bộ Ngoại giao Nga và nhiều chuyên gia tiếp tục khẳng định về "sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria" thì Mỹ đã ngấm ngầm chia rẽ đất nước này và xây dựng đầu cầu tại Nhà nước Kurdistan tại Syria.

Hôm 1/7/2016, Ban soạn thảo của Quốc hội lập hiến Liên đoàn người Kurd Rozhava-Bắc Syria đã công bố dự thảo Công ước mà gần như sẽ được coi là hiến pháp của khu vực này.

Hơn nữa, cách đây không lâu, đã xuất hiện những bức ảnh chụp từ vệ tinh các căn cứ của Mỹ tại khu vực Kobani ở Nhà nước Kurdistan tại Syria.

Trong căn cứ đầu tiên (khuôn viên nhà máy xi măng liên doanh Pháp-Syria "Lafarge") có thể thấy những công trình văn phòng, nhà ở,… cũng như các máy bay trực thăng AH-64 Apache, BlackHawk, CH-47 Chinook và V-22 Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ.

Trong căn cứ thứ hai – khoảng 35km về phía nam Kobani là đường băng cất-hạ cánh được xây dựng với sự tham gia của các kỹ sư Mỹ.

Theo một vài thông tin, hiện nay tại Syria có khoảng hơn 3 nghìn lính Mỹ, chưa kể tới đặc nhiệm và lính tình nguyện đến từ Anh, Pháp và một số nước NATO khác.

Còn cách đây vài ngày, đặc mệnh toàn quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Brett Macgurk, thông báo rằng, tổng thống Mỹ đồng ý đưa thêm 3 nghìn lính đặc nhiệm Mỹ tới Syria – để triển khai chiến dịch tấn công thủ phủ của IS là Rakka.

Ông Macgurk cho biết rằng, sau khi liên minh người Kurd và người Ả Rập chiếm được thành phố Manbij (cuộc tấn công kéo đã dài 2 tháng nhưng thành phố vẫn chưa được giải phóng, tuy nhiên IS thiệt hại rất nhiều và chỉ còn kiểm soát được 35% thành phố), thì mục tiêu tiếp theo sẽ là Rakka.

Có thể phỏng đoán rằng, sự hiện diện của Mỹ tại Syria được thảo luận trong các cuộc đàm phán giữa Washington và Moscow.

Không loại trừ khả năng các thỏa thuận về cuộc chiến phối hợp chống IS và tổ chức đã không còn tồn tại, "Al Nusra", liên quan tới việc Mỹ triển khai các trực thăng và cả máy bay chiến đấu tại Nhà nước Kurdistan tại Syria vì Không quân Mỹ đang gặp khó khăn trong việc cất cánh từ căn cứ không quân Injirlik (Thổ Nhĩ Kỳ).

Nếu vậy thì cần phải quan tâm tới thông tin được Zamanalwsl đăng tải hôm 27/7 liên quan tới những lợi ích của Liên minh dân tộc các lực lượng đối lập và cách mạng Syria.

Trang điện tử này khẳng định rằng, tại sân bay Kuwairis được giải phóng hồi tháng 11/2015 ở phía đông thành phố Aleppo, xuất hiện nhiều binh lính Nga mà được cho là các đơn vị lính đặc nhiệm cùng với các hệ thống phòng không như S-200, "Buk" và "Pantzir".

Hôm 25/1/2016, các phương tiện truyền thông Ả Rập từng thông báo rằng các lính thủy đánh bộ Nga cùng với nhiều phụ kiện của hệ thống phòng không nào đó đã có mặt tại căn cứ quân sự Kuwairis.

Khi đó, các chuyên gia Ả Rập đưa ra phỏng đoán rằng, có thể đó chính là hệ thống S-300 mà sẽ được triển khai để ngăn chặn sự xâm phạm không phận Syria từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Như chuyên gia quân sự Nga, ông Yury Lyamin viết trong blog cá nhân của mình, có thể không cần quan tâm tới thông tin của tờ báo điện tử đối lập Zamanalwsl bởi vì S-200 đã "về hưu" từ lâu, thế nhưng "trong danh sách các hệ thống phòng không của quân đội Syria lại vẫn có hệ thống này".

Ông Lyamin đã tiến hành so sánh các bức ảnh chụp từ vệ tinh và đi đến kết luận cho rằng, vào hồi đầu năm 2016 đã diễn ra công tác chuẩn bị các vị trí để bố trí những bệ phóng S-200, còn trong những bức ảnh cuối cùng có thể thấy rõ rằng các bệ phóng này đã được triển khai tại phần phía tây bắc của căn cứ quân sự.

Hiện nay, theo giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông và Trung Á (Nga), ông Semen Bagdasarov, người Mỹ đã thiết lập đầu cầu tại Syria – đó là Liên đoàn tự xưng của người Kurd tại Bắc Syria.

Ông Bagdasarov nhấn mạnh rằng, Mỹ đang chiến đấu chống IS với sự trợ giúp của các đội Kháng chiến của đảng "Liên minh Dân chủ Syria" liên kết với Đảng Lao động Kurdistan.

Hiện nay người Kurd tại Syria đang mở chiến dịch tấn công Manbiji, trong tương lai sẽ tiếp cận với thành phố giáp biên giới Jerablus và Afrin – có nghĩa là họ sẽ thử liên kết với các bang hội người Kurd thành một chiến tuyến ô hợp tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.

Không chỉ riêng các nhóm Kháng chiến của Đảng Lao động Kurdistan mà cả các lực lượng của Liên minh cách mạng dân tộc Halkların Birleşik Devrim Hareketi — HBDH) sẽ nhận được sự chi viện từ phía Nhà nước Kurdistan tại Syria bởi vì Đảng Cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ cũng được đặt tại Syria và có mối quan hệ rất mật thiết với Đảng Lao động Kurdistan: Từ năm 2000 Đảng Cộng sản TNK cử lính tình nguyện tới Syria để chiến đấu bên phe các đội Kháng chiến của đảng "Liên minh Dân chủ Syria".

Người Kurd nói rằng, hiện nay có khoảng 2 nghìn người Mỹ cộng với người Anh, người Pháp,… đang có mặt tại Nhà nước Kurdistan tại Syria. Các máy bay vận tải của Mỹ thường xuyên hạ cánh tại Kobani.

Bởi vậy, ông Bagdasarov đánh giá việc triển khai S-200 tại căn cứ không quân Kuwairis, nơi rất gần với liên minh người Kurd, như lời cảnh báo với phía Mỹ không được làm gì thái quá. Nhưng Mỹ đang tăng cường lực lượng của mình tại Syria bởi vì họ muốn củng cố vị thế tại Nhà nước Kurdistan tại Syria.

Cần phải thừa nhận rằng, họ đã áp chế được kịch bản này mặc dù đó là điều dễ thực hiện khi tổng thống Bashar Assad dưới áp lực của Tehran đã phải từ chối tiếp cận với người Kurd.

Từ giờ, tại Nhà nước Kurdistan tại Syria, đã hình thành thêm một bán quốc gia – với hệ thống quản lý của mình, quân đội là các đội dân quân tự vệ của đảng "Liên minh Dân chủ Syria". Thêm nữa, đây đúng là "món quà" tặng cho Erdogan bởi vì đầu cầu nhằm tiêu diệt sự toàn vẹn lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ đã được hình thành.

Có nghĩa là tấm bản đồ "Trung Đông mới" của trung tá Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ Ralph Peters trên cơ sở những biên giới hiện có đang được triển khai trên thực tế.

Còn theo chuyên gia của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, tổng biên tập tạp chí "Xuất khẩu vũ khí", ông Andrei Frolov cho rằng, việc triển khai S-200 tại Kuwairis không phải tín hiệu nhắm vào người Mỹ.

Họ thừa hiểu được khả năng của các bên. Theo quan điểm của ông, đây hoàn toàn là một sự kiện mang tính kỹ thuật – người Syria đã giải phóng được căn cứ không quân trọng yếu và triển khai các hệ thống phòng không để khôi phục chủ quyền không phận.

Căn cứ vào việc Syria không có S-300 thì S-200 là một phương án không tồi trong tình hình hiện nay. Một mặt, Syria có nhân lực để triển khai S-200. Mặt khác, hệ thống này có khả năng hoạt động tầm xa dù các hệ thống áp chế sóng điện tử hiện đại có thể vô hiệu hóa nó một cách dễ dàng.

Nhưng ít ra cũng phải mất thời gian để làm được việc đó. Có thể S-200 được lấy từ kho vũ khí hiện có của quân đội Syria, hoặc từ kho vũ khí của Nga bởi các đơn vị phòng không của Hạm đội Biển Baltic đóng tại tỉnh Kaliningrad vẫn còn sử dụng S-200 vào năm 2011.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại