Trời lạnh căm căm, cơ thể chúng ta đã "chống chọi" với chúng như thế nào?

Gucci |

Đây đều là những điều sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi phải đối mặt với cái lạnh tê người.

Trời rét thế này, hẳn không ít người chỉ có 1 mong muốn duy nhất đó là cuộn tròn trong chăn ấm. Bởi chỉ thò mặt ra đường chút thôi là bạn sẽ cảm nhận được cái sự rét mướt rồi, bảo sao ai cũng lười cực lười luôn.

Nhưng bạn có biết rằng, trời trở lạnh khiến con người chúng ta thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần không? Và cơ thể ta sẽ biến chuyển như thế nào dưới thời tiết giá lạnh.

Trang HuffingtonPost đã bật mí cho bạn vài điều đó! Hãy cùng tìm hiểu xem.

1. Cơ thể đốt cháy calo nhiều hơn

Do trời lạnh nên để bảo toàn thân nhiệt của mình, cơ thể sẽ tự điều chỉnh, gia tăng lượng tiêu hao năng lượng nhiều hơn, theo mức khác nhau.

Trong quá trình này, cơ thể sẽ cắt giảm tần suất co thắt cơ bắp và tái phân bổ nguồn carbohydrates sử dụng.

Trời lạnh căm căm, cơ thể chúng ta đã chống chọi với chúng như thế nào? - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, nhiệt độ càng lạnh, hệ thần kinh sẽ hoạt động chậm hơn, dây thần kinh vận động điều khiển hoạt động cũng bỗng "lười biếng".

Thay vào đó, cơ thể sẽ sử dụng nhiều carbohydrates để sản sinh axit lactic. Lượng axit lactic này kết hợp với sự hoạt động chậm của hệ thần kinh giúp cơ thể hoạt động chậm hơn, từ đó giữ nhiệt lượng".

2. Ngón tay "co lại"

Vào mùa đông, nhiều người sẽ có cảm giác như chiếc nhẫn đang đeo trên tay có phần rộng hơn. Phải chăng chúng ta gầy đi khi đông tới?

Trời lạnh căm căm, cơ thể chúng ta đã chống chọi với chúng như thế nào? - Ảnh 2.

Thật ra, theo bác sĩ Albert Ahn thuộc Bệnh viện Langone, Đại học New York (Mỹ) thì: "Để duy trì nhiệt độ cơ thể, mạch máu co lại và máu ít dồn đến các ngón tay, ngón chân hơn. Kết quả là chúng như bị nhỏ lại". Và bạn dường như cảm thấy ngón tay mình nhỏ hơn mà thôi.

3. Cơ thể dễ run rẩy hơn

Để sản sinh nhiệt giữ ấm, cơ thể sẽ cho phép các cơ bắp và cơ quan nội tạng rung lắc chút chút bên trong cơ thể.

Trời lạnh căm căm, cơ thể chúng ta đã chống chọi với chúng như thế nào? - Ảnh 3.

Đây chính là lý do bạn thường thấy run rẩy mỗi khi trời lạnh đó. Và chính sự rung lắc này lại làm tiêu hao khá nhiều năng lượng, giúp cơ thể ấm hơn.

4. Mặt cứ đỏ phừng phừng

Sao trời lạnh mà mặt mũi - đặc biệt là má, mũi... lại cứ đỏ ửng lên nhỉ - bạn có thắc mắc không?

Trời lạnh căm căm, cơ thể chúng ta đã chống chọi với chúng như thế nào? - Ảnh 4.

Thật ra, đó là do khi bị lạnh, máu ở khu vực này đang chuyển hướng đến những bộ phận quan trọng hơn như tim, phổi đó. Chừng nào cơ thể được sưởi ấm, máu sẽ lại lưu thông bình thường và tình trạng trên dần tan biến.

5. Tâm trạng ủ dột, thất thường

Bạn có nhận thấy mình dễ buồn hơn mỗi khi đông đến không? Đó một phần là vì nhiệt độ giảm khiến thời gian ban ngày dần ngắn lại, con người bị thiếu vitamin D, thiếu hụt chất Tryptophan (chất tạo ra Serotonin - hormone chống trầm cảm) nên dễ rơi vào tâm trạng ủ rũ, chán chường.

Trời lạnh căm căm, cơ thể chúng ta đã chống chọi với chúng như thế nào? - Ảnh 5.

Hiện tượng này sẽ xảy ra nặng, nhẹ theo từng cá nhân, nếu nặng hơn thì người bệnh dễ mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD - Seasonal affective disorder).

Theo đó, sự thiếu hụt Tryptophan vô tình kích thích sản xuất melatonin (yếu tố thúc đẩy giấc ngủ) - gây ra rối loạn tình cảm, tăng tiết cảm giác tuyệt vọng, buồn rầu, gây suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt hơn...

Để giảm thiểu tình trạng này, bác sĩ Albert Ahn khuyên rằng, nếu có thể bạn nên ra ngoài vận động, tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời và xem xét việc sử dụng vitamin D bổ sung để không khiến mình tụt mood thậm tệ nhé!

Nguồn: Huffingtonpost, Bustle

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại