Sinh con ra, gia đình nào cũng mong con mình được an toàn, hạnh phúc nên luôn ra sức bao bọc, nâng niu và chiều chuộng. Chỉ cần con thích là ngay lập tức có thể đáp ứng hay dù con có sai thì vẫn ra sức bao che. Điều này hết sức phổ biến trong xã hội hiện nay nhưng phần lớn cha mẹ không biết rằng nếu người lớn không có phương pháp giáo dục đúng đắn, không làm gương khi đối mặt với sai lầm thì các bé khi lớn lên sẽ ỉ lại và trở nên vô trách nhiệm.
Anh Chen là chủ của một công ty, vì có tiền của dư dả nên anh sở hữu một siêu xe hơn 14 tỉ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau một đêm đỗ bên đường, anh phát hiện trên xe mình có rất nhiều những vết lõm, xước lớn trên đầu và mui xe. Anh vô cùng tức giận xen lẫn sự khó hiểu trước tình huống này, là ai đã làm vậy với chiếc xe bạc tỷ?
Quan sát kỹ một hồi, anh phát hiện ra phần vỏ xe bị tác động bởi rất nhiều vết chân, vết lõm cũng khá tương đồng với bàn chân của trẻ con. Sau khi liên hệ với cảnh sát để truy tìm nguyên nhân từ camera giám sát, anh phát hiện chiều hôm trước có một đám trẻ con đã thoả sức nô đùa trên chiếc xe của anh. Sau khi giám định thiệt hại tại cửa hàng, anh vô cùng sốc khi chi phí bảo dưỡng, khắc phục các vết lõm và trầy xước lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Đám trẻ nô đùa trên siêu xe
Vì vậy, anh đã làm việc với cảnh sát để liên hệ với phụ huynh của các bé để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Anh nghĩ, chỉ cần bố mẹ đám trẻ bồi thường thì sẽ bỏ qua chuyện này. Tuy nhiên, trái ngược với những gì anh nghĩ, bố của một trong số các bé không chấp nhận mà chỉ đồng ý bồi thường 1/10 số tiền thiệt hại. Một vài phụ huynh khác cũng từ chối đền bù với lý do là trẻ con không biết nên mới nô đùa như thế.
Đặc biệt hơn, một phụ huynh còn ngang ngược chất vấn: "Nhà anh giàu vậy sao không xây gara riêng mà để xe? Trẻ con không biết gì mà anh còn đòi phạt chúng nó sao? Tôi thấy lũ trẻ không làm gì sai, chúng chỉ đang chơi đùa thôi, có khi hồi nhỏ anh còn quậy phá hơn bọn chúng".
Sau khi sự việc được đăng tải lên mạng, rất nhiều ý kiến trái chiều tranh cãi. Có người cho rằng, anh Chen là người sai khi đỗ xe không đúng quy định, nhưng phần lớn vẫn chỉ trích thái độ của vị phụ huynh kia. Sự việc vốn dĩ không lớn, hoàn toàn có thể hoà giải và rút kinh nghiệm 2 bên. Tuy nhiên, thái độ của phụ huynh lại không mang ý định đó, luôn cố chấp bao che mà không biết rằng hành động đó đang được con trẻ chứng kiến và có thể học theo.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Sohu)
Sự việc này không chỉ là việc giải quyết thiệt hại mà còn là một bài học dạy con cái. Qua đây, cha mẹ phải cho con mình biết thế nào là đúng sai, phải biết xin lỗi và tự chịu trách nhiệm với việc làm mà mình gây ra. Nếu cha mẹ hành động không đúng chừng mực thì sẽ làm tấm gương xấu cho trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
1. Không dung túng, che chắn cho trẻ
Khi con cái mắc lỗi, nhiều bậc cha mẹ tự chịu trách nhiệm, nhưng cũng có một số khác sẽ che chắn trẻ và cố gắng trốn tránh trách nhiệm của mình. Trong cách giáo dục này, trẻ không những không nhận ra lỗi của mình mà còn cảm thấy bản thân làm đúng. Dưới ảnh hưởng của suy nghĩ này, các bé có thể đi chệch hướng trong tương lai.
Vì vậy, cha mẹ không được dung túng, bao che cho con, nếu con làm điều gì sai thì phải nhận lỗi và tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
2. Học cách quy trách nhiệm cho trẻ
Quan trọng hơn nữa, cha mẹ cần dạy con tính trách nhiệm. Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ có thể trừng phạt thích đáng. Ví dụ, nếu trẻ không hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ dọn dẹp. Làm như vậy, trẻ có thể hình thành tinh thần trách nhiệm khi mắc lỗi. Khi đó, trẻ sẽ tránh làm các việc sai trái trong cuộc sống.
3. Hướng dẫn trẻ tìm lỗi
Hướng dẫn trẻ phát hiện lỗi sai cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Nhiều bé mắc lỗi và bị phạt mà không biết mình đã làm gì sai. Nhiệm vụ của cha mẹ là hướng dẫn trẻ phát hiện ra chúng đang làm sai ở đâu. Chẳng hạn như các bé bị phạt vì bày bừa đồ chơi, không làm bài tập, không biết tự dọn dẹp...
Theo: Sohu