Trẻ có 3 giai đoạn nổi loạn không nghe lời, cha mẹ nên ứng phó ra sao: Dạy con sai một li - đi một dặm

THÙY ANH |

Tuổi dậy thì trẻ sẽ có những biểu hiện phản kháng và không nghe lời. Đây là tình trạng bình thường nhưng cha mẹ cần đặc biệt chú ý cách giáo dục con trong giai đoạn này.

Trẻ càng lớn lên càng nhận thức được bản thân và thế giới xung quanh. Dù còn nhỏ nhưng tất cả đều suy nghĩ và quan điểm độc lập của riêng mình và muốn cha mẹ coi như "người lớn".

Trẻ nổi loạn và nổi loạn ở tuổi dậy thì là điều bình thường. Nhưng nếu trẻ không được hướng dẫn đúng cách thì mọi thứ sẽ trở nên xấu đi và ảnh hưởng lớn đến sự trưởng thành trong tương lai. Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm rõ các giai đoạn phát triển của con để có cách giáo dục phù hợp nhất.

Ba giai đoạn nổi loạn trong quá trình trưởng thành của trẻ

1. Thời kỳ nổi loạn đầu tiên: 2-3 tuổi

Giai đoạn này chủ yếu diễn ra những sự thay đổi về thể chất. Trẻ có xu hướng chống lại những hạn chế của cha mẹ đối với các hoạt động thể chất. Trong giai đoạn này, khả năng "tự nhận thức" của các con bắt đầu tăng lên, và trẻ bắt đầu khám phá ra rằng bản thân có thể làm theo suy nghĩ, cảm xúc của chính mình. Từ đó, con theo đuổi quyền tự quyết và khám phá một cách độc lập.

2. Thời kỳ nổi loạn thứ hai: 7-9 tuổi

Học tiểu học, các em đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời. Trẻ ở giai đoạn này đã mạnh mẽ hơn rất nhiều về nhận thức và xử lý mọi việc so với giai đoạn trước. Tuy nhiên cũng sẽ có nhiều trường hợp bắt đầu chán học và muốn trải nghiệm những điều khác biệt. Khi bị cha mẹ can thiệp và ngăn cản, chúng sẽ phản kháng lại để bảo vệ chính kiến của mình.

Trẻ có 3 giai đoạn nổi loạn không nghe lời, cha mẹ nên ứng phó ra sao: Dạy con sai một li - đi một dặm - Ảnh 2.

Hình minh họa (Ảnh: Firstcry Parenting)

3. Thời kỳ nổi loạn thứ ba: 12-15 tuổi

Lúc này trẻ đang trong giai đoạn trưởng thành quan trọng, cũng là giai đoạn đỉnh cao của thời kỳ nổi loạn. Lúc này, trẻ có tính cách nổi loạn nhất, phản kháng mạnh nhất, ý thức về bản thân mạnh mẽ nhất. Các em bắt đầu theo đuổi sự độc lập về nhân cách và tinh thần. Ở giai đoạn dậy thì này, các em sẽ có đủ mọi cung bậc cảm xúc, khó xử và thậm chí là nóng nảy.

Có phải mọi đứa trẻ đều có giai đoạn nổi loạn?

Nhìn chung trong quá trình trưởng thành, hầu hết trẻ em đều gặp phải những bất ổn về tâm sinh lý. Nhưng một số trẻ sẽ tỏ ra quyết liệt và mạnh mẽ hơn, và ngược lại. Giai đoạn nổi loạn là một quá trình trưởng thành mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua.

Đây là thời gian quyết định cho sự phát triển tư duy, tính cách, hình thành giá trị của trẻ, cũng là giai đoạn chuyển tiếp tâm lý từ trẻ em thành người lớn. Đó là dấu hiệu của một người từ ngây thơ đến trưởng thành, vì vậy thay đổi này là một quá trình mà mọi đứa trẻ bình thường đều sẽ trải qua.

Với những lý do trên, cha mẹ cần dành cho con sự quan tâm, giúp đỡ và âm thầm hỗ trợ, động viên con sau lưng. Khi con gặp sự cố, cha mẹ cũng nên có phương pháp chính xác và chủ động giải quyết.

Các loại thời kỳ nổi loạn và giải pháp

1. Phản kháng ức chế

Thật ra, những đứa trẻ như thế này là "ngoan" nhất. Nhưng tại sao lại có tâm lý nổi loạn như vậy? Nhiều bậc phụ huynh sẽ thấy lạ khi con cái vẫn luôn ngoan ngoãn nghe lời nhưng bỗng một ngày trở nên ngỗ ngược.

Đây thực chất là do quá nghe lời khiến trẻ có nhiều tâm tư trong lòng không dám nói với cha mẹ. Theo thời gian, những cảm xúc này sẽ bộc phát từ từ ở tuổi vị thành niên.

Giải pháp: Đối với những đứa trẻ như vậy, trước tiên cha mẹ nên hỏi trẻ xem con cảm thấy thế nào và trong lòng trẻ thực sự thích hay muốn làm hay không. Những đứa trẻ như vậy thường rất nhạy cảm và không thích làm phiền người khác nhưng bản thân lại là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, vì vậy cha mẹ nên cho con một khoảng không gian riêng và đừng quá khắt khe với con.

Trẻ có 3 giai đoạn nổi loạn không nghe lời, cha mẹ nên ứng phó ra sao: Dạy con sai một li - đi một dặm - Ảnh 3.

Hình minh họa (Ảnh: MomJunction)

2. Phản kháng nuông chiều

Đối với những đứa trẻ như vậy, có thể hình dung rằng cha mẹ đã quá cưng chiều con cái. Dù là về vật chất hay tinh thần thì cha mẹ cũng sẽ thỏa mãn những mong muốn của con cái. Dần dần trẻ sẽ cảm nhận được rằng mọi thứ đều có thể có được theo ý muốn của bản thân.

Đến khi bị người khác từ chối, con sẽ chán ghét, và không thể chấp nhận sự thật từ đó sinh ra những phản ứng tiêu cực.

Giải pháp: Cha mẹ không được quá nuông chiều mong muốn của con trong quá trình trưởng thành. Trẻ nên học cách tự lập và biết rằng không phải cái gì cũng có thể dễ dàng có được, mà cần phải hợp lý. Các bậc phụ huynh nên nói "không" với yêu cầu vô lý của trẻ và nói rõ lý do.

3. Phản kháng nổi loạn

Những đứa trẻ nổi loạn như vậy thường bướng bỉnh và thích gây gổ với người khác trong mọi việc, vì vậy chúng có thể làm nổi bật địa vị của mình. Mục đích của việc này khiến mọi người cảm thấy rằng bản thân là người vượt trội. Những trẻ phản kháng nổi loạn thường xuyên gây gổ với bạn bè, về nhà không nghe lời thuyết phục của phụ huynh. Đặc biệt là trong độ tuổi thanh thiếu niên, các con không ổn định về mặt cảm xúc và dễ nổi nóng.

Giải pháp: Những đứa trẻ như vậy rất nghịch ngợm và không nghe lời. Những cô bé, cậu bé này cực kỳ khó kỷ luật, nhưng trên thực tế, chỉ cần cha mẹ chú ý thì dù khó đến đâu những vấn đề thì đều có thể giải quyết dễ dàng. Những đứa trẻ nổi loạn bề ngoài rất mạnh mẽ, nhưng thực ra bên trong vẫn rất khao khát một chỗ dựa và niềm an ủi tinh thần. Hầu hết nguyên nhân có thể do bậc cha mẹ chưa thực sự thấy hiểu và giải thích rõ cho con hiểu.

4. Phản kháng trở ngại

Trẻ ở tuổi vị thành niên thường bồng bột, nhạy cảm trong việc giải quyết các tình huống. Khi làm việc gì cũng chỉ thích nghĩ đến ý kiến của bản thân, không chịu nói với cha mẹ khi gặp vấn đề trong học tập và cuộc sống. Khi gặp khó khăn, trẻ tìm cách tự giải quyết và dẫn đến nhiều sai lầm, từ đó gây ra tâm lý bất ổn.

Giải pháp: Trước hết, cha mẹ nên suy nghĩ vấn đề từ góc độ của con, quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ nhiều hơn. Phụ huynh cũng nên hỏi thêm giáo viên trong trường để nắm được tình hình của con trong trường. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên dành nhiều thời gian hơn cho con trong cuộc sống để hướng dẫn trẻ giải quyết vấn đề một cách chính xác.

Theo 163

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại