"Trận đấu sống mái" giữa các hệ thống pháo phản lực bắn loạt Nga và Mỹ: Ai thắng?

Bảo Lam |

Các hệ thống "Katyusha" của LX đã gieo rắc nỗi kinh hoàng lên người Đức, dù quân phát xít cũng có hệ thống pháo phản lực của riêng mình, nay người Nga vẫn giữ được sức mạnh đó.

Lịch sử lực lượng pháo phản lực có tới cả vài trăm năm và nó khởi đầu từ Đông Nam Á. Ông tổ của các hệ thống pháo phản lực hiện đại có thể coi là thiết bị của Triều Tiên với tên gọi "Hwacha" mà những bản vẽ của nó vẫn được lưu giữ cho tới nay.

Ở Châu Âu, thời đại pháo phản lực bắt đầu vào đầu thế kỷ XVIII với sự xuất hiện của tên lửa William Congreve, người đã học được ý tưởng này tại Ấn Độ, nơi mà các lực lượng vũ trang bản địa sử dụng các tên lửa phản lực để chống lại người Anh.

Tuy nhiên, pháo phản lực bắn loạt chứng tỏ được hiệu quả tối ưu của mình trong cuộc chiến tranh Vệ quốc, khi các hệ thống "Katyusha" của Liên Xô đã gieo rắc nỗi kinh hoàng lên người Đức, dù quân phát xít cũng có hệ thống pháo phản lực của riêng mình.

Sau chiến tranh, các kỹ sư Liên Xô vẫn giữ được truyền thông và chế tạo hệ thống "Grad" để thay thế cho "Katyusha". Hệ thống này đã khiến người Trung Quốc phải giải quyết cuộc xung đột trên đảo Damansky (Trân Bảo) hồi năm 1969 bằng phương pháp hoà bình.

Trận đấu sống mái giữa các hệ thống pháo phản lực bắn loạt Nga và Mỹ: Ai thắng? - Ảnh 1.

Hệ thống pháo phản lực bắn loạt "Katyusha" của Liên Xô. Ảnh minh họa.

Sau sự kiện này, các kỹ sư phương Tây bắt đầu nghiên cứu và chế tạo những hệ thống pháo phản lực mà nếu không bỏ xa thì cũng phải bắt kịp các mẫu của Liên Xô.

Hiện nay, sự cạnh tranh chủ yếu đang diễn ra giữa hệ thống pháo phản lực bắn loạt Nga-Liên Xô "Uragan" và hệ thống pháo tên lửa cơ động cao HIMARS của Mỹ mà được bàn giao cho quân đội vào năm 2005.

Khi so sánh hai hệ thống pháo phản lực bắn loạt do hai trường phái chế tạo và với sự hỗ trợ của các công nghệ khác nhau, cần lưu ý tới những thông số như tính cơ động (vận tốc, khả năng chạy trên các địa hình, dự trữ hành trình theo nhiên liệu), vũ khí, sự tham gia vào các chiến dịch thực sự và số lượng hệ thống có khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Nếu so sánh tính cơ động của các tổ hợp, thì HIMARS chiếm ưu thế về tốc độ di chuyển trên đường bằng – 85km/h so với 65km/h.

Tuy nhiên, nếu so sánh về vận tốc trên đường đất và địa hình hiểm trở thì "Uragan" lại chiếm ưu thế hơn. Dự trữ hành trình theo nhiên liệu của cả 2 tổ hợp đều tương đương nhau – tối đa 500km.

Trận đấu sống mái giữa các hệ thống pháo phản lực bắn loạt Nga và Mỹ: Ai thắng? - Ảnh 3.

Hệ thống pháo tên lửa cơ động cao HIMARS của Mỹ.

Trong điều kiện chiến tranh thực thụ, khả năng chạy trên các địa hình là tính năng quan trọng hơn vận tốc. Bởi vậy, theo thông số "cơ động" thì "Uragan" chiếm ưu thế hơn đối thủ của mình.

Nếu nói về vũ khí: "Uragan" sở hữu 16 tên lửa, đương nhiên loạt bắn của nó sẽ mạnh hơn loạt bắn 6 tên lửa của HIMARS, tuy nhiên tổ hợp của Mỹ được trang bị hệ thống tự động nạp đạn và danh mục các loại đạn đa dạng hơn của "Uragan".

Đặc biệt cần phải nhấn mạnh tới khả năng của HIMARS triển khai các tên lửa chiến thuật dòng AFOM trang bị nhiều loại đầu đạn với tầm bắn lên tới 300km. Điều đó ngay lập tức đưa tổ hợp của Mỹ lên vị trí dẫn đầu về chỉ số "vũ khí".

Trận đấu sống mái giữa các hệ thống pháo phản lực bắn loạt Nga và Mỹ: Ai thắng? - Ảnh 4.

Hệ thống pháo phản lực "Uragan".

Liên quan tới việc kiểm chứng các hệ thống "Uragan" và HIMARS trên chiến trường – cả hai hệ thống đều tham gia vào các chiến trường tương đồng - ở Afganistan và Syria.

Hiện nay quân đội Mỹ đang sở hữu 417 tổ hợp HIMARS trong khi quân đội Nga có số lượng "Uragan" gấp đối – 900 tổ hợp.

Ngoài ra, "Uragan" đang được nâng cấp sâu giúp nó có thể triển khai được hai loại tên lửa 220 và 300mm với tắm bắn 120km.

Để kết luận, có thể nói rằng các kỹ sư chế tạo vũ khí của Liên Xô đã chế tạo một hệ thống vượt thời gian. Sau gần 40 năm từ khi được bàn giao cho quân đội "Uragan" tiếp tục đứng ngang hàng với những hệ thống hiện đại hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại