Top 10 nghề áp lực nhất thế giới: Đọc xong bạn sẽ thấy thứ Hai của mình vui hơn và bớt than phiền về công việc

MÂY |

Dưới đây là danh sách top 10 công việc áp lực nhất thế giới do "Tổ chức tâm lý Hoa Kỳ" công bố vào năm 2017 dựa vào các tiêu chí như mức độ an toàn, thời gian làm việc, khối lượng công việc hay ảnh hưởng tâm lý...

Nghề nào cũng có những đặc thù riêng, chứa đựng trong đó là niềm vui khi được làm việc, được có thu nhập; nhưng cũng có những nỗi buồn, những lo lắng chỉ những người trong nghề mới có thể hiểu được.

Nếu bạn cảm thấy công việc của mình quá áp lực, hãy thử xem danh sách top 10 công việc áp lực nhất thế giới do "Tổ chức tâm lý Hoa Kỳ" công bố vào năm 2017, để biết mình có thật sự đang chịu khổ nhiều đến thế hay không?

Lái xe taxi: Không chỉ đơn giản là ngồi sau vô-lăng!

Top 10 nghề áp lực nhất thế giới: Đọc xong bạn sẽ thấy thứ Hai của mình vui hơn và bớt than phiền về công việc - Ảnh 1.

Mức độ stress: 48.11

Mức lương trung bình năm: $24.300

Nói đến nghề lái taxi, nhiều người cho rằng đây là một nghề tương đối an toàn trong xã hội, với thu nhập khá cao và nhàn hạ theo kiểu "nắng không đến mặt, mưa không đến đầu"…

Tuy nhiên, chỉ khi vào nghề rồi thì mới thấy, nghề này khá vất vả, cũng có nhiều mối nguy hiểm rình rập người tài xế taxi, nhất là ở các thành phố lớn...

Mức thu nhập thấp, làm việc nhiều giờ và có thể gặp nhiều người khách say rượu, mất lịch sự… khiến người lái xe không thể tập trung vào công việc dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Không những vậy, họ còn là một trong những đối tượng dễ bị cướp hơn bất cứ nghề nào.

Nhân viên cao cấp của tập đoàn lớn: Làm việc cho xứng với tờ séc được nhận

Top 10 nghề áp lực nhất thế giới: Đọc xong bạn sẽ thấy thứ Hai của mình vui hơn và bớt than phiền về công việc - Ảnh 2.

Mức độ stress: 48.71

Mức lương trung bình năm: $181.210

Để được vào làm việc cho các tập đoàn lớn vốn đã không phải điều đơn giản. Vậy hãy tưởng tượng nếu là nhân viên cao cấp của họ, bạn phải có khả năng đến mức nào.

Nhận một mức lương cao chót vót mà nhiều người mơ ước, bạn phải nghĩ ra các chiến lược tốt, đảm bảo mọi kế hoạch được triển khai nuột nà và điều khiển cho cấp dưới phối hợp làm việc nhịp nhàng.

Chuyên viên quan hệ công chúng (PR): Chiếc thùng hứng chịu "búa rìu dư luận

Top 10 nghề áp lực nhất thế giới: Đọc xong bạn sẽ thấy thứ Hai của mình vui hơn và bớt than phiền về công việc - Ảnh 3.

Mức độ stress: 49.44

Mức lương trung bình năm: $107.320

Mới nhìn qua, nhiều người tưởng rằng đây là một công việc dễ dàng, thậm chí chỉ gói gọn trong mối quan hệ với phóng viên miễn sao "tung" được tin, bài trên báo chí.

Thế nhưng, thực tế những người làm trong ngành quan hệ công chúng phải luôn tươi cười và tỏ ra thân thiện mọi lúc mọi nơi, kể cả với những kẻ mà họ không ưa.

Bên cạnh đó, họ còn phải tìm ra cách tiếp thị hay hứng "búa rìu dư luận" khi đưa sản phẩm đến với công chúng cũng như đối mặt với hàng trăm công việc giấy tờ rắc rối khác.

Nhà báo/phóng viên: Người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại

Top 10 nghề áp lực nhất thế giới: Đọc xong bạn sẽ thấy thứ Hai của mình vui hơn và bớt than phiền về công việc - Ảnh 4.

Mức độ stress: 49.90

Mức lương trung bình năm: $37.820

"Nhà báo là người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại". Người viết câu ấy là một nhà báo từng có mặt trong những vùng nóng của chiến tranh trên thế giới.

Phóng viên/ nhà báo yêu cầu sự dấn thân của người làm, dù hiện trường có bao nguy nan, họ vẫn là những người xông xáo lao đến đầu tiên để lấy được những tin tức chân thật và sớm nhất.

Người làm báo chỉ có cây viết để thực hiện nhiệm vụ của mình, nhưng nhiều khi họ phải chống lại cả một thế lực để có thể đưa các vụ việc tiêu cực ra ánh sáng.

Không những thế, làm nghề này là luôn phải "dỏng tai nghe ngóng" để cập nhật tin tức nhanh nhất bất kể ngày giờ. Cuộc sống của người phóng viên là chuỗi ngày dài tìm kiếm đề tài và bị deadline dí.

Nhân viên tổ chức sự kiện: Lấy "hoàn hảo" làm tiêu chí sống

Top 10 nghề áp lực nhất thế giới: Đọc xong bạn sẽ thấy thứ Hai của mình vui hơn và bớt than phiền về công việc - Ảnh 5.

Mức độ stress: 51.15

Mức lương trung bình năm: $47.350

Hãy tưởng tượng, bạn phải lên kế hoạch cho cô dâu, chú rể một đám cưới hoành tráng với hàng trăm khách mời.

Hai bên gia đình đã bỏ ra số tiền lớn, vượt trên mức lương của bạn và không được phép có bất cứ sai sót nào được xảy ra từ không gian, ánh sáng, âm nhạc tới chương trình và các món ăn.

Nhân viên lập kế hoạch tổ chức sự kiện cần phải tính toán chính xác đến từng chi tiết, bất kể là đám cưới, buổi hòa nhạc hay hội trường…

Họ vừa phải đảm bảo những yếu tố cần thiết cho sự kiện, vừa làm thỏa mãn yêu cầu của một hay nhiều khách hàng trong thời gian ngắn. Chính vì lẽ đó, đây thực sự là một nghề khó nhằn bởi đầu óc lúc nào cũng "căng như dây đàn".

Cảnh sát: An toàn của người dân là trên hết

Cảnh sát luôn là một công việc nguy hiểm. Bất cứ điều gì, từ một cuộc tấn công khủng bố đến ách tắc, tai nạn giao thông hay trộm cướp, giết người đều cần sự có mặt của họ.

Cảnh sát được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự xã hội nhưng đồng thời, phải tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp - thách thức lớn đối với mỗi người không đủ dũng cảm và kiên nhẫn.

Tại Mỹ, năm 2015, hơn 100 sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ.

Phi công: Áp lực đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng

Top 10 nghề áp lực nhất thế giới: Đọc xong bạn sẽ thấy thứ Hai của mình vui hơn và bớt than phiền về công việc - Ảnh 6.

Mức độ stress: 61.07

Mức lương trung bình năm: $105.270

Đam mê đưa những người làm nghề này lên bầu trời, nhưng họ phải trải qua cảm giác tính thời gian bằng số ngày xa gia đình.

Do phải làm việc với cường độ cao, nhiều áp lực ở môi trường trên không liên tục, một phi công phải có thị lực tốt tuyệt đối, các chỉ số sức khỏe hoàn hảo và tâm lý vững vàng.

Khi bạn nắm giữ hàng trăm sinh mạng trong tay và cách mặt đất hành chục nghìn km thì hoàn toàn không có chỗ cho một sai lầm, dù là nhỏ nhất.

Lính cứu hỏa: Cuộc chiến "giành lại cái còn trong cái mất"

Top 10 nghề áp lực nhất thế giới: Đọc xong bạn sẽ thấy thứ Hai của mình vui hơn và bớt than phiền về công việc - Ảnh 7.

Mức độ stress: 72.43

Mức lương trung bình năm: $48,030

Người ta gọi lính cứu hỏa là những người chiến đấu giữa thời bình. Họ được rèn giũa để hình thành tính cách gang thép, không sợ khói lửa nguy nan. Điều duy nhất sợ hãi, chính là việc thường xuyên đối mặt với nỗi đau của sự chết chóc.

Cái chết ấy có thể không đến với họ nhưng rất có thể là đồng đội, là người dân mà họ không kịp cứu thoát. Bị lửa thiêu, nhiễm khói độc, ho ra đờm đen... là những tai nạn thường gặp của lính cứu hỏa.

Binh lính: Tính mạng như "Chỉ mành treo chuông"

Top 10 nghề áp lực nhất thế giới: Đọc xong bạn sẽ thấy thứ Hai của mình vui hơn và bớt than phiền về công việc - Ảnh 8.

Mức độ stress: 72.47

Mức lương trung bình năm: $26,054

Binh lính không chỉ là công việc nguy hiểm nhất mà còn là công việc căng thẳng nhất, đặc biệt là binh lính Hoa Kỳ. Khi đối thủ là IS, mạng sống của họ luôn bị đe dọa, có thể sẽ mất mạng theo những cách thức khủng khiếp nhất.

Chỉ khi nào thế giới hòa bình, tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc, binh lính mới không còn là nghề nguy hiểm và áp lực nữa.

Bonus: Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Top 10 nghề áp lực nhất thế giới: Đọc xong bạn sẽ thấy thứ Hai của mình vui hơn và bớt than phiền về công việc - Ảnh 9.

Hãy nhìn bức ảnh khi mới nhậm chức và khi kết thúc 2 nhiệm kỳ của ông Barack Obama để thấy rõ khối áp lực công việc khổng lồ mà các tổng Mỹ phải đương đầu.

Theo báo cáo ghi chép, các tổng thống Mỹ đều trông già đi nhanh chóng sau những năm nắm giữ vai trò là người lãnh đạo cường quốc.

Có lẽ làm Tổng thống Mỹ chưa được xếp vào danh sách những công việc áp lực nhất cũng vì phải ít nhất 5 năm trên toàn Thế giới mới có một người đứng ra đảm nhiệm công việc này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại